Người dân thành phố Thủ Đức đi xem bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 ở đâu gần nhất?
Người dân thành phố Thủ Đức đi xem bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn ở đâu gần nhất?
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Thành phố Hồ Chí Minh, Sở VH&TT đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố lên danh sách 9 điểm bắn tầm thấp và 2 điểm bắn tầm cao.
Trong đó, các trận địa pháo hoa tầm cao được bố trí tại đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) và Đền tưởng niệm Bến Dược (huyện Củ Chi).
Ngoài ra, 9 điểm bắn pháo hoa tầm thấp được đặt tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11), khu di tích Láng Le Bàu Cò (huyện Bình Chánh), Quảng trường Rừng Sác (huyện Cần Giờ), Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn), Quảng trường Trung tâm hành chính Quận 7, Khu dân cư Bình trị đông (quận Bình Tân), Khu vực Nhà văn hóa huyện Củ Chi, Đền Bến Nọc (TP. Thủ Đức), Công viên Văn hóa quận Gò Vấp.
Như vậy, người dân ở khu vực thành phố Thủ Đức có thể đến hai địa điểm gần nhất để xem bắn pháo hoa là đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức) và Đền Bến Nọc (12/86C Lê Văn Việt, phường Tân Phú, thành phố Thủ Đức). Ngoài ra, Công viên Văn hóa quận Gò Vấp (số 6, đường Nguyễn Văn Lượng, phường 6, quận Gò Vấp) cũng là một điểm bắn lân cận, phù hợp để người dân Thủ Đức có thể di chuyển đến xem bắn pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp tới.
Người dân thành phố Thủ Đức đi xem bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn ở đâu gần nhất? (Hình từ Internet)
Ngoài dịp Tết Nguyên đán còn có những dịp nào được tổ chức bắn pháo hoa nổ?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP 2020 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:
- Tết Nguyên đán:
+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
- Giỗ Tổ Hùng Vương:
+ Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
- Ngày Quốc khánh:
+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ:
+ Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch):
+ Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
- Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế
- Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Như vậy, ngoài Tết Nguyên đán thì các dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Quốc khánh, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch), Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế và các trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định cũng được tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định pháp luật.
Điều khiển xe máy đi xem pháo hoa bấm còi xe lúc nửa đêm có bị phạt vi phạm hành chính không?
Thời điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn là từ 00h đêm giao thừa. Do đó, thời gian trước và sau thời điểm bắn pháo hoa sẽ xảy ra tình trạng các phương tiện di chuyển đông đúc dẫn đến kẹt xe, người dân nên lưu ý hành vi bấm còi xe khi gặp phải tình trạng kẹt xe.
Theo điểm n khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Như vậy, hành vi điều khiển xe máy đi xem pháo hoa bấm còi lúc trong thời gian từ 22 giờ đến 05 giờ ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?