Người có tiền án, tiền sự có được làm Bảo vệ dân phố không? Bảo vệ dân phố có được tự ý kiểm tra giấy tờ, phương tiện của công dân không?

Cho anh hỏi về lực lượng bảo vệ dân phố. Bảo vệ dân phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì? Bảo vệ dân phố có được tự ý kiểm tra giấy tờ, phương tiện của công dân không? - Câu hỏi của anh Thành Minh đến từ Hậu Giang.

Người có tiền án, tiền sự có được làm Bảo vệ dân phố không?

Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về điều kiện, tiêu chuẩn của Bảo vệ dân phố như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn của Bảo vệ dân phố
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.
2. Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Có sức khỏe, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.
4. Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.
5. Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.

Như vậy, từ quy định nêu trên thì Bảo vệ dân phố phải là người không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.

Nên là người có tiền án, tiền sự sẽ không đủ tiêu chuẩn để làm Bảo vệ dân phố nha anh.

Người có tiền án, tiền sự có được làm Bảo vệ dân phố không?

Người có tiền án, tiền sự có được làm Bảo vệ dân phố không? (Hình từ Internet)

Bảo vệ dân phố có được tự ý kiểm tra giấy tờ, phương tiện của công dân không?

Căn cứ theo quy định tại Mục III Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC quy định về quyền hạn của Bảo vệ dân phố như sau:

QUYỀN HẠN CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ:
1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm pháp quả tang, người đang bị truy nã trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo đúng quy định của pháp luật:
Bảo vệ dân phố chỉ được bắt người khi xác định đúng người đó đang phạm pháp quả tang hoặc đang có lệnh truy nã của cơ quan Công an. Việc tước bỏ hung khí phải đi liền với việc bắt đối tượng nếu thấy đối tượng có sử dụng hung khí và phải áp giải ngay đối tượng đến Công an phường để xử lý.
2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định về an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự an toàn xã hội.
Khi thực hiện quyền hạn này, Bảo vệ dân phố phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Thanh tra giao thông công chính, Thanh tra xây dựng, Thanh tra y tế… Trong trường hợp không có các lực lượng trên, Bảo vệ dân phố có quyền nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.
3.1. Theo sự phân công hướng dẫn của lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng khác, Bảo vệ dân phố được tham gia truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, người trốn thi hành án hoặc kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra Giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân khác của người tạm trú, người có biểu hiện nghi vấn đến cư trú trên địa bàn.
3.2. Nghiêm cấm Bảo vệ dân phố tự ý kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện hoặc vào nơi ở của công dân để kiểm tra, kiểm soát trái quy định của pháp luật.
4. Ngoài các quyền theo quy định tại Điều 6 của Nghị định, Bảo vệ dân phố còn được sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điểm 1 Điều 12 của Nghị định.
Khi sử dụng quyền này, Bảo vệ dân phố cần chú ý: Việc sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Phải được phép khi mang vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo người.

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm Bảo vệ dân phố tự ý kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện hoặc vào nơi ở của công dân để kiểm tra, kiểm soát trái quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động của Bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động của Bảo vệ dân phố như sau:

Nguyên tắc hoạt động của Bảo vệ dân phố
Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.
Mọi hoạt động của Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Như vậy, Bảo vệ dân phố hoạt động theo nguyên tắc:

+ Chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.

+ Mọi hoạt động của Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của Nghị định 38/2006/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật.

+ Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Bảo vệ dân phố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bảo vệ dân phố có được phép sử dụng còng số 8 không?
Pháp luật
Mức phụ cấp của bảo vệ dân phố ở TP HCM là bao nhiêu? Bảo vệ dân phố hiện nay là lực lượng nào?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố là lực lượng gì? Bao nhiêu tuổi thì được làm Bảo vệ dân phố? Bảo vệ dân phố có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Có được thành lập 02 Ban Bảo vệ dân phố trong một phường do phường có tình hình an ninh trật tự không tốt hay không?
Pháp luật
Chỉ đăng ký tạm trú vẫn được tham gia lực bảo vệ dân phố có đúng hay không? Số lượng tổ viên trong tổ Bảo vệ dân phố hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Làm Bảo vệ dân phố hiện nay có được trả lương hay không? Tuổi nghỉ hưu của Bảo vệ dân phố là bao nhiêu?
Pháp luật
Để trở thành Bảo vệ dân phố thì người đăng ký phải đáp ứng được những điều kiện nào? Trở thành Bảo vệ dân phố thì sẽ được hưởng những chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì và bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố khi đi làm nhiệm vụ bị tai nạn nằm viện thì mọi chi phí được thanh toán hay không?
Pháp luật
Đối tượng nào sẽ được ưu tiên khi tuyển chọn Bảo vệ dân phố? Người đã được xóa án tích thì có thể trở thành Bảo vệ dân phố hay không?
Pháp luật
Người có tiền án, tiền sự có được làm Bảo vệ dân phố không? Bảo vệ dân phố có được tự ý kiểm tra giấy tờ, phương tiện của công dân không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ dân phố
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,749 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ dân phố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ dân phố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào