Chỉ đăng ký tạm trú vẫn được tham gia lực bảo vệ dân phố có đúng hay không? Số lượng tổ viên trong tổ Bảo vệ dân phố hiện nay là bao nhiêu?
Chỉ đăng ký tạm trú công vẫn được tham gia lực bảo vệ dân phố có đúng hay không?
Điều kiện và tiêu chuẩn đối với bảo vệ dân phố được quy định tại Điều 8 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn của Bảo vệ dân phố
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.
2. Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Có sức khỏe, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.
4. Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.
5. Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.
Bên cạnh đó, tại Mục V Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC cũng có quy định như sau:
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN THAM GIA LỰC LƯỢNG BẢO VỆ DÂN PHỐ:
Điều kiện, tiêu chuẩn tham gia lực lượng Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 38/2006/NĐ-CP. Cần lưu ý một số điểm sau đây:
1. Cư trú ổn định tại địa bàn là người đã đăng ký thường trú, hoặc tạm trú có thời hạn từ 1 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi đăng ký.
2. Không có tiền án, tiền sự bao gồm cả những người đã có quyết định xóa án hoặc đương nhiên xóa án; những người hết thời hạn thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
3. Đối với chức danh Trưởng ban Bảo vệ dân phố ngoài tiêu chuẩn chung quy định cho Bảo vệ dân phố cần có thêm tiêu chuẩn là có năng lực tổ chức thực hiện công tác phong trào quần chúng Bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở.
4. Ưu tiên lựa chọn Bảo vệ dân phố trong những người đã tham gia quân đội, Công an hoặc tham gia công tác trở về địa phương. Không đưa vào lực lượng Bảo vệ dân phố những người không đủ năng lực hành vi.
Từ những quy định trên thì công dân chỉ đăng ký tạm trú vẫn có thể tham gia lực lượng bảo vệ dân phố tại địa phương nếu đáp ứng đủ các tiểu chuẩn theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý thì là thời gian đăng ký tạm trú của công dân phải từ 01 năm trở lên và công dân phải thường xuyên sinh sống tại nơi đăng ký.
Chỉ đăng ký tạm trú công vẫn được tham gia lực bảo vệ dân phố có đúng hay không? (Hình từ Internet)
Công dân chỉ được làm bảo vệ dân phố trong thời gian 05 năm có đúng hay không?
Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức của Bảo vệ dân phố
...
4. Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 5 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, việc thay đổi, bãi miễn, bổ sung các chức danh của Ban Bảo vệ dân phố được thực hiện như sau:
a) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố mà khuyết (do chết, không còn đảm bảo sức khỏe hoặc xin nghỉ việc) thì
tổ chức bầu bổ sung vào các chức danh đó theo thủ tục chung được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tập thể Ban và nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Công an phường báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tổ chức họp tập thể Ban Bảo vệ dân phố để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và làm thủ tục bầu người khác thay thế;
c) Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Ban Bảo vệ dân phố báo cáo đề xuất với Trưởng Công an phường tổ chức họp đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư đã bầu thành viên đó để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người khác thay thế;
d) Việc công nhận và bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên mới của Ban Bảo vệ dân phố phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định bằng văn bản.
Hiện nay pháp luật không có quy định về thời gian đảm nhận chức danh bảo vệ dân phố.
Thời gian 05 mà anh đã đề cập là nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố.
Công dân có thể thôi làm bảo vệ dân phố khi không còn đảm bảo sức khỏe hoặc xin nghỉ việc.
Bên cạnh đó nếu bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Ban Bảo vệ dân phố báo cáo đề xuất với Trưởng Công an phường tổ chức họp đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư đã bầu thành viên đó để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
Số lượng tổ viên trong tổ Bảo vệ dân phố hiện nay là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức của Bảo vệ dân phố
l. Mỗi cụm dân cư được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tổ trưởng và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố do đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư bầu ra. Tuỳ vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên.
...
Như vậy, tuỳ vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?