Người cao tuổi khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy thì được hỗ trợ những gì? Không ưu tiên bán vé cho người cao tuổi bị phạt thế nào?
Người cao tuổi khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy thì được hỗ trợ những gì?
Việc hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 71/2011/TT-BGTVT như sau:
Quy định về hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng
1. Hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy
a) Người cao tuổi khi đi lại bằng tàu hỏa, tàu biển chở khách và phương tiện thủy nội địa được mua vé tại cửa bán vé dành cho các đối tượng ưu tiên.
Nhân viên phục vụ trên tàu có trách nhiệm hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người cao tuổi; hỗ trợ người cao tuổi khi lên, xuống phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết.
b) Người cao tuổi khi đi lại bằng tàu hỏa được giảm ít nhất 15% giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng các dịch vụ: bốc xếp hành lý, mua vé qua điện thoại, đưa vé đến tận nhà; được giảm ít nhất 15% giá vé khi đi lại bằng phương tiện thủy nội địa, tàu biển chở khách.
Mức giảm giá vé cụ thể do Thủ trưởng các tổ chức kinh doanh vận tải căn cứ điều kiện thực tế và thời điểm cụ thể xây dựng, công bố thực hiện.
2. Hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông đường bộ
a) Người cao tuổi sử dụng phương tiện vận tải công cộng đường bộ được ưu tiên mua vé tại các quầy vé, được sử dụng chỗ ngồi dành cho các đối tượng ưu tiên.
b) Lái xe, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách có trách nhiệm hướng dẫn người cao tuổi sử dụng chỗ ngồi ưu tiên, hỗ trợ lên, xuống xe và sắp xếp hành lý cho các đối tượng cần sự chăm sóc đặc biệt.
...
Như vậy, theo quy định, người cao tuổi khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy được hỗ trợ như sau:
(1) Người cao tuổi khi đi lại bằng tàu hỏa, tàu biển chở khách và phương tiện thủy nội địa được mua vé tại cửa bán vé dành cho các đối tượng ưu tiên.
Nhân viên phục vụ trên tàu có trách nhiệm hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người cao tuổi; hỗ trợ người cao tuổi khi lên, xuống phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết.
(2) Người cao tuổi khi đi lại bằng tàu hỏa được giảm ít nhất 15% giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng các dịch vụ: bốc xếp hành lý, mua vé qua điện thoại, đưa vé đến tận nhà;
Được giảm ít nhất 15% giá vé khi đi lại bằng phương tiện thủy nội địa, tàu biển chở khách.
Người cao tuổi khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy thì được hỗ trợ những gì? (Hình từ Internet)
Không ưu tiên bán vé cho người cao tuổi thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Việc xử lý vi phạm về tham gia giao thông dành cho người cao tuổi được quy định tại Điều 15 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi;
2. Người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà không giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổi;
3. Từ chối chuyên chở người khuyết tật hoặc từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng.
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, theo quy định, người không ưu tiên bán vé cho người cao tuổi khi tham gia giao thông thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ai có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không ưu tiên bán vé cho người cao tuổi?
Thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Thanh tra Y tế có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, 17, 21, 25, 29 và Điều 33 của Nghị định này.
3. Thanh tra Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 13, điểm b khoản 1 Điều 18 và các Điều 26, 28, 33, 34 của Nghị định này.
4. Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 và Điều 35 của Nghị định này.
5. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 23 và các Điều 29, 30, 33, Điều 34 của Nghị định này.
6. Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11, khoản 3 Điều 11 và các Điều 16, 30, 31, 36 của Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định, Thanh tra Giao thông vận tải là người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không ưu tiên bán vé cho người cao tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người trúng đấu giá biển số xe ô tô không thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô để gắn biển số trúng đấu giá thì có được hoàn lại tiền trúng đấu giá không?
- Có phải mọi trường hợp giấy khai sinh bị mất đều được cấp lại không? Điều kiện xin cấp lại giấy khai sinh bị mất là gì?
- Hợp đồng thuê nhà là gì? Hợp đồng thuê nhà bắt buộc phải công chứng, chứng thực trong trường hợp nào?
- Có thể mở thẻ ghi nợ tại đâu? Người 16 tuổi được sử dụng thẻ ghi nợ không? Có được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản vào thẻ ghi nợ?
- Có được kê biên nhà ở trên quyền sử dụng đất của người khác không? Khi nào được quyền kê biên nhà ở đang tranh chấp?