Ngày 15/6 là Ngày Thế giới Phòng chống Lạm dụng Người cao tuổi đúng không? Người cao tuổi là người từ bao nhiêu tuổi trở lên?
Ngày 15/6 là Ngày Thế giới Phòng chống Lạm dụng Người cao tuổi đúng không? Người cao tuổi là người từ bao nhiêu tuổi trở lên?
Năm 2011, Đại hội đồng Liên hiệp quốc, trong Nghị quyết 66/127, đã chỉ ra ngày 15 tháng 6 là "Ngày thế giới phòng chống lạm dụng Người cao tuổi" để nâng cao nhận thức về sự lạm dụng và bạo hành đối với người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy các hành động bảo vệ người cao tuổi.
Căn cứ theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 thì tại Việt Nam người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên.
Người cao tuổi tại Việt Nam có một số quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 3 Luật Người cao tuổi 2009 như sau:
(1) Người cao tuổi có các quyền sau đây:
- Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
- Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
- Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngày 15/6 là Ngày Thế giới Phòng chống Lạm dụng Người cao tuổi đúng không? Người cao tuổi là người từ bao nhiêu tuổi trở lên? (Hình từ Internet)
Lạm dụng người cao tuổi là như thế nào?
Hiện tại Luật Người cao tuổi 2009 và các văn bản khác có liên quan không có quy định cụ thể là "lạm dụng người cao tuổi".
Tuy nhiên, có thể hiểu lạm dụng người cao tuổi là từ ngữ dùng để chỉ về sự ngược đãi người cao tuổi về thể chất, về tâm lý, về tài chính hoặc chỉ sự bỏ bê đối với người cao tuổi (kể cả cố ý hoặc vô ý).
Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 9 Luật Người cao tuổi 2009 cũng có thểm được xem là hành vi lạm dụng người cao tuổi. Cụ thể là các hành vi sau:
(1) Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.
(2) Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.
(3) Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.
(4) Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.
(5) Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật.
(6) Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
(7) Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.
Nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Người cao tuổi 2009 thì nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi hiện nay được quy định như sau:
(1) Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi.
(2) Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
(3) Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết.
(4) Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.
(5) Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại mục (2) tham gia phụng dưỡng người cao tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?