Người cao tuổi có được làm trưởng thôn không? Độ tuổi tối đa được bầu làm Trưởng thôn là bao nhiêu?
Người cao tuổi có được làm trưởng thôn không? Độ tuổi tối đa được bầu làm Trưởng thôn là bao nhiêu?
Theo Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định như sau:
Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Theo Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định như sau:
Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Theo đó, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Như vậy, pháp luật không quy định độ tuổi tối đa để được bầu làm Trưởng thôn. Tuy nhiên vẫn phải đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì mới có thể ứng cử chức vụ Trưởng thôn.
Do đó, nếu người cao tuổi mà vẫn nhận được sự tín nhiệm và đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên thì vẫn có thể được làm trưởng thôn.
Người cao tuổi có được làm trưởng thôn không? Độ tuổi tối đa được bầu làm Trưởng thôn là bao nhiêu? (hình từ internet)
Nhiệm kỳ của Trưởng thôn là mấy năm?
Theo Điều 12 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định như sau:
Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
1. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:
a) Trên cơ sở thống nhất với Chi ủy Chi bộ, Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử danh sách để Hội nghị của thôn, tổ dân phố bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; tại hội nghị này, cử tri tại thôn, tổ dân phố có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử. Căn cứ kết quả bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Thời điểm tổ chức bầu được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Chương 2 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
2. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố:
a) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Như vậy, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương.
Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
Nhà nước có những chính sách gì đối với người cao tuổi?
Theo Điều 4 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi như sau:
- Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thư chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng dự án đầu tư công trình năng lượng Thông tư 27?
- Thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175?
- Không có nhà trên đất nhưng có sổ đỏ có được mua điện sinh hoạt không? Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện khi chậm trả tiền điện không?
- 06 biểu mẫu trong quy trình cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? File tải về?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hết hiệu lực trong trường hợp nào theo Nghị định 175?