Người bị tạm giam là người nước ngoài thì định mức ăn có giống như tạm giam người Việt Nam hay không?
Người bị tạm giam là người nước ngoài thì định mức ăn có giống như tạm giam người Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
5. Định mức ăn đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó; trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
Chiếu theo quy định này thì định mức ăn đối với người bị tạm giam đối với người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam.
Người bị tạm giam là người nước ngoài thì định mức ăn có giống như tạm giam người Việt Nam hay không? (hình từ internet)
Định mức ăn của người bị tạm giam là người Việt Nam được phân loại thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
1. Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.
Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền, có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở giam giữ.
2. Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá 02 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng định mức ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường được quy định tại khoản 1 Điều này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và được cấp 01 lần các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ.
4. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Chiếu theo quy định này thì định mức ăn của người bị tạm giam được phân loại theo 03 nhóm đối tượng sau:
(1) Định mức ăn thông thường của người bị tạm giam;
(2) Định mức ăn của người bị tạm giam bị ốm đau, bệnh tật, thương tích;
(3) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Bếp ăn phục vụ người bị tạm giam được quy định như thế nào?
Điều 5 Nghị định 120/2017/NĐ-CP
Tổ chức bếp ăn phục vụ người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Mỗi cơ sở giam giữ được tổ chức bếp ăn có đủ các dụng cụ cần thiết để bảo quản lương thực, thực phẩm, phục vụ việc nấu ăn, cung cấp suất ăn, nước uống cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam phù hợp với địa điểm, quy mô và nhu cầu thực tế của cơ sở giam giữ. Việc tổ chức bếp ăn ở cơ sở giam giữ phải bảo đảm đúng định mức ăn và vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2. Trường hợp các cơ sở giam giữ do quy mô và số lượng người bị tạm giữ, người bị tạm giam không tổ chức được bếp ăn riêng thì tổ chức nấu ăn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại bếp ăn tập thể của đơn vị quản lý cơ sở giam giữ.
Theo đó, mỗi cơ sở giam giữ được tổ chức bếp ăn có đủ các dụng cụ cần thiết để bảo quản lương thực, thực phẩm, phục vụ việc nấu ăn, cung cấp suất ăn, nước uống cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam phù hợp với địa điểm, quy mô và nhu cầu thực tế của cơ sở giam giữ.
Việc tổ chức bếp ăn ở cơ sở giam giữ phải bảo đảm đúng định mức ăn và vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Trường hợp các cơ sở giam giữ do quy mô và số lượng người bị tạm giữ, người bị tạm giam không tổ chức được bếp ăn riêng thì tổ chức nấu ăn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại bếp ăn tập thể của đơn vị quản lý cơ sở giam giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?