Người bị tạm giam theo quy định của pháp luật có được sử dụng sách kinh phật trong thời gian bị tạm giam hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau người bị tạm giam theo quy định của pháp luật thì có được sử dụng sách kinh phật trong thời gian bị tạm giam hay không? Câu hỏi của chị T.T.N đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Người bị tạm giam theo quy định của pháp luật có được sử dụng sách kinh phật hay không?

Sách kinh

Người bị tạm giam theo quy định của pháp luật có được sử dụng sách kinh phật hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín Ngưỡng, tôn giáo 2016 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người cụ thể như sau:

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.

Như vậy, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào kể cả người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hay nói cách khác, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật vẫn có quyền được sử dụng sách kinh phật để bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Việc sử dụng kinh sách của người bị tạm giam được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 162/2017/NĐ-CP về việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật Tín Ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ).
2. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn cách thức quản lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ.

Theo đó, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân.

Việc sử dụng kinh sách của người bị tạm giam không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.

Mặc khác, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn cách thức quản lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách cho người bị tạm giam.

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 3 Luật Tín Ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.

- Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Người bị tạm giam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Con trên 36 tháng tuổi có được ở cùng với mẹ trong trại tạm giam không? Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với mẹ bị tạm giam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người nước ngoài bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có chế độ ăn theo tiêu chuẩn định lượng mỗi ngày như thế nào?
Pháp luật
Đơn xin gặp mặt người bị tạm giam hiện nay có cần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hay không?
Pháp luật
Người bị tạm giam theo quy định của pháp luật có được sử dụng sách kinh phật trong thời gian bị tạm giam hay không?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý tạm giam có bao gồm biên bản giao nhận người bị tạm giam không? Khi tiếp nhận người bị tạm giam thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm lập danh bản người bị tạm giam không?
Pháp luật
Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giam trong những trường hợp nào? Người bị tạm giam có được bố trí phân loại theo khu không?
Pháp luật
Người bị tạm giam tại trại tạm giam của Bộ Công an được nhận quà khi gặp thân nhân bao nhiêu lần trong tháng?
Pháp luật
Đối tượng được thăm gặp người bị tạm giam gồm những ai? Khi đến thăm gặp người bị tạm giam thì cần xuất trình những giấy tờ gì?
Pháp luật
Người bị tạm giam được gặp người thân bao nhiêu lần trong một tháng? Trường hợp nào người bị tạm giam không được gặp người thân của mình?
Pháp luật
Người tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người bị tạm giam
614 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người bị tạm giam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào