Người bị tạm giam là người nước ngoài không được gặp thân nhân khi thân nhân cố ý vi phạm nội quy mấy lần?
Người bị tạm giam là người nước ngoài có được gặp thân nhân không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 ĐIều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về quyền của người bị tạm giam, tạm giữ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
e) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
g) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
i) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
k) Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
Theo đó, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện các quyền như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam.
Do đó, người bị tạm giam là người nước ngoài có quyền được gặp nhân thân theo quy định của pháp luật.
Người bị tạm giam là người nước ngoài không được gặp thân nhân khi thân nhân cố ý vi phạm nội quy mấy lần? (Hình từ Internet)
Người bị tạm giam là người nước ngoài không được gặp thân nhân khi thân nhân cố ý vi phạm nội quy mấy lần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 120/2017/NĐ-CP về các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân như sau:
Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài
1. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Trường hợp có yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì cơ sở giam giữ phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án để xem xét, quyết định việc thăm gặp.
Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định như sau:
Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
4. Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:
...
e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
Như vậy, theo các quy định trên thì người bị tạm giam không được gặp thân nhân khi thân nhân cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ 02 lần trở lên.
Xác định quốc tịch của người bị tạm giữ là người nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 120/2017/NĐ-CP thì việc xác định quốc tịch của người tạm giam là người nước ngoài được thực hiện như sau:
- Trường hợp người bị tạm giữ khai báo là người nước ngoài, cơ quan đang thụ lý vụ án phải gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đối với các tỉnh, thành phố từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam) đề nghị xác nhận quốc tịch của họ và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết để phối hợp quản lý.
- Sau khi nhận được văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ và thông báo kết quả cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm những gì theo Thông tư 07?
- Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ báo cáo quyết toán thu, chi hằng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập gồm gì? Ai có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán thu, chi hằng năm?
- Tham luận Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ý nghĩa? Bài tham luận về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư 18 11?
- Kế hoạch thi dân vũ chào mừng 20 11 2024? Kế hoạch thi văn nghệ chào mừng 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường học?