Ngoài căn cước công dân thì khi đến thăm người bị tạm giam cần mang theo giấy tờ gì nữa hay không?
Ngoài căn cước công dân thì khi đến thăm người bị tạm giam cần mang theo giấy tờ gì nữa hay không?
Tại khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Dẫn chiếu đến Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;
không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
...
Chiếu theo quy định này thì nếu là thân nhân của người bị tạm giam thì khi đến thăm đối tượng này ngoài phải xuất trình căn cước công dân thì người đến thăm còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.
Ngoài căn cước công dân thì khi đến thăm người bị tạm giam cần mang theo giấy tờ gì nữa hay không? (hình từ internet)
Trường hợp thân nhân người bị tạm giam không xuất trình đủ giấy tờ thì ai được quyền từ chối cho gặp người bị tạm giam?
Tại khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
4. Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:
a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
5. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Theo đó, trường hợp thân nhân người bị tạm giam không xuất trình đủ giấy tờ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ được quyền từ chối cho gặp người bị tạm giam.
Người bị tạm giam có thể gặp người thân tối đa mấy lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
...
Đối chiếu với quy định này thì người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng.
Trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền thuê trong hợp đồng thuê đất là quyền của ai? Có được chuyển nhượng quyền thuê trong hợp đồng thuê đất không?
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa ở đâu?
- Môi giới thương mại có nằm trong các hoạt động trung gian thương mại của thương nhân hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mới nhất?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?