Nghĩa vụ chứng minh tổn thất trong hợp đồng thương mại thuộc về bên yêu cầu bồi thường hay bên vi phạm?
- Việc chứng minh tổn thất trong hợp đồng thương mại là nghĩa vụ của bên yêu cầu bồi thường hay bên vi phạm?
- Nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi thường trong giao kết hợp đồng thương mại được quy định thế nào?
- Nếu hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tổn thất thì bên vi phạm có phải bồi thường không?
- Có tất cả bao nhiêu hình thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại?
Việc chứng minh tổn thất trong hợp đồng thương mại là nghĩa vụ của bên yêu cầu bồi thường hay bên vi phạm?
Bồi thường thiệt hại được đề cập tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Về nghĩa vụ chứng minh tổn thất trong hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 304 Luật Thương mại 2005 như sau:
Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Theo đó, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Nghĩa vụ chứng minh tổn thất trong hợp đồng thương mại thuộc về bên yêu cầu bồi thường hay bên vi phạm? (hình từ internet)
Nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên yêu cầu bồi thường trong giao kết hợp đồng thương mại được quy định thế nào?
Nghĩa vụ hạn chế tổn thất trong hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 305 Luật Thương mại 2005 như sau:
Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Theo quy định này thì bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.
Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Nếu hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tổn thất thì bên vi phạm có phải bồi thường không?
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 như sau:
Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Đồng thời tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Theo quy định này, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Do đó, nếu hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân gián tiếp gây ra thiệt hại thì bên vi phạm không có nghĩa vụ bồi thường.
Ngoài ra, về các trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại cũng được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005, cụ thể gồm các trường hợp như sau:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Có tất cả bao nhiêu hình thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại?
Hình thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005 như sau:
Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
Chiếu theo quy định này, trong tranh chấp hợp đồng thương mại có các hình thức giải quyết sau:
- Thương lượng giữa các bên.
- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?