Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Người lao động trong ngành điều dưỡng có được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày này không?
Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
Xem thêm: Ngày 15 tháng 5 là ngày Quốc tế gia đình đúng không? Ngày Quốc tế gia đình có ý nghĩa như thế nào?
Ngày 12/5 hàng năm được chọn làm "ngày Quốc tế Điều dưỡng" (hay Tuần Quốc tế Điều dưỡng) để tưởng nhớ những cống hiến to lớn của bà Florence Nightingale đối với việc hình thành và phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại; cũng như ghi nhận, tôn vinh của xã hội về vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc con người, đặc biệt là chăm sóc người bệnh.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Quốc tế Điều dưỡng
Bà Florence Nightingale (12/5/1820 - 1910) sinh ra trong một gia đình giàu có ở Ý và có liên hệ cao cấp trong chính phủ Anh quốc. Do đó mà bà bị cấm không cho đi làm những nghề nghèo hèn như nghề y tá lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, từ nhỏ bà đã có mơ ước được trở thành một người điều dưỡng có thể chăm sóc cho người bệnh. Năm 1847, bà vào học và làm việc tại một bệnh viện ở Đức.
Dù gặp nhiều trở ngại về quan điểm xã hội và gia đình đối với nữ giới khi tham gia học về y tế và làm việc tại bệnh viện. Năm 1851, bà đã đến một bệnh viện ở Đức học tập sau đó trở về London để phụ trách một bệnh viện.
Trong vòng 3 năm làm tình nguyện tại bệnh viện dã chiến của cuộc chiến tranh Crimea ở Thổ Nhĩ Kỳ (1854-1856), Florence đã thay đổi tất cả, đã làm việc không quản khó khăn, thiếu thốn, ngày đêm tận tình chăm sóc điều trị cho thương bệnh binh đóng góp làm giảm tỷ lệ người tử vong do nhiễm trùng và chấn thương trong chiến đấu.
Ngày 12/5/1965, Hội đồng Quốc tế Điều dưỡng đã tổ chức họp và quyết định lấy ngày 12/5 hàng năm, ngày sinh của bà Florence Nightingale làm Ngày Quốc tế Điều dưỡng để tôn vinh, tưởng nhớ công lao và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà bà đã xây dựng.
Ngày Quốc tế Điều dưỡng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhiều cơ sở khám chữa bệnh cũng hưởng ứng rất sôi nổi, triển khai nhiều hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 như: Tổ chức Lễ kỷ niệm, Hội thi điều dưỡng giỏi; thi giao tiếp ứng xử, thăm hỏi; tặng quà miễn phí cho người bệnh; …
Đây là dịp để các cấp Lãnh đạo ghi nhận và biểu dương những đóng góp thầm lặng nhưng hết sức to lớn của đội ngũ điều dưỡng trong cả nước, đồng thời động viên người điều dưỡng yêu và có trách nhiệm hơn với ngành, nghề.
Đây cũng là dịp để đội ngũ điều dưỡng hiểu rõ hơn lịch sử phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh, tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, ngày Quốc tế Điều dưỡng chỉ là ngày kỷ niệm trong bộ phận nghành điều dưỡng nói riêng cũng như ngành y tế nói chung chứ không thuộc bất kỳ ngày lễ nào được nhà nước quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP.
Ngày Quốc tế Điều dưỡng có nguồn gốc và ý nghĩa như tế nào? Người lao động trong ngành điều dưỡng có được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày này không? (Hình từ Internet)
Người lao động trong ngành điều dưỡng có được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày Quốc tế Điều dưỡng không?
Như đã nêu trước đó thì ngày Quốc tế Điều dưỡng không thuộc nhóm các ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
Do đó, người lao động trong ngành điều dưỡng sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày Quốc tế Điều dưỡng và phải đi làm bình thường nếu có lịch đi làm vào ngày này.
Nhiệm vụ của người theo ngành điều dưỡng là gì theo quy định hiện nay?
Trước đây tại Quyết định 25/2003/QĐ-BYT có quy định về nhiệm vụ chung của người theo ngành điều dưỡng. Tuy nhiên hiện tại quyết định này đã hết hiệu lực.
Hiện tại, nhiệm vụ của người theo ngành điều dưỡng sẽ được quy định cụ thể đối với từng đối tượng, được quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT. Trong đó sẽ nêu rõ nhiệm vụ của:
(1) Nhiệm vụ của trưởng phòng điều dưỡng - Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BYT.
(2) Nhiệm vụ của điều dưỡng trong phòng điều dưỡng - Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BYT.
(3) Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa - Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BYT.
* Ngoài ra, tại Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BYT cũng quy định rõ về nhiệm vụ của phòng điều dưỡng như sau:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:
+ Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
+ Xây dựng các mô hình chăm sóc tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BYT phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.
- Quản lý điều hành chuyên môn:
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này;
+ Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.
- Quản lý nhân sự:
+ Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;
+ Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV
+ Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;
+ Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;
+ Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.
- Đào tạo, nghiên cứu khoa học:
+ Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
+ Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
+ Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;
+ Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;
+ Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
- Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?