Ngày 15 tháng 5 là ngày Quốc tế gia đình đúng không? Ngày Quốc tế gia đình có ý nghĩa như thế nào?
Ngày 15 tháng 5 là ngày Quốc tế gia đình đúng không? Ngày Quốc tế gia đình có ý nghĩa như thế nào?
>>> Xem thêm: Vì sao lấy ngày 15/5 là Ngày Quốc Tế Gia Đình?
>>> Xem thêm: Ngày 19/5 là ngày gì? Lễ kỷ niệm ngày 19/5 có phải là một ngày lễ lớn trong năm của đất nước hay không?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các gia đình Việt Nam hiện đang chịu nhiều tác động và biến đổi ở nhiều phương diện như (cách suy nghĩ, lối sống, cách nhận thức khác nhau của các thế hệ,...và nhiều vấn đề khác).
Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn giữ gìn được nét đẹp truyền thống văn hóa tốt đẹp mối quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Ở Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế có một ngày kỷ niệm dành cho gia đình, ngày kỷ niệm này là dịp để các thành viên trong nhà làm nổi bật tinh thần đoàn kết, tập hợp các gia đình vào chung một nỗ lực nhằm xây dựng cuộc sống với chất lượng tốt hơn - đó chính là ngày "Quốc tế gia đình (15/5)"
* Nguồn gốc của ngày Quốc tế gia đình
Năm 1983, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại kỳ họp thứ 28, thông qua một nghị quyết (1984/23) về vai trò của gia đình trong quá trình phát triển, trong đó nhấn mạnh mục tiêu "thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách và công chúng hiểu rõ hơn về những vấn đề và nhu cầu của gia đình cũng như các phương tiện hiệu quả để đối phó với những vấn đề đó".
Ngày 29/5/1985, trong nghị quyết 1985/29, Hội đồng Kinh tế và Xã hội đã trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét trong chương trình nghị sự một mục mang tên "Các gia đình trong quá trình phát triển" nhằm bắt đầu một quá trình phát triển nhận thức toàn cầu về những vấn đề liên quan tới gia đình.
Sau đó, ngày 7/12/1987, theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại kỳ họp thứ 30 và cũng của chính Ủy ban này tại phiên họp chính thức đầu tiên năm 1987 (nghị quyết 1987/42 ngày 28/5/1987), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết 42/134, trong đó kêu gọi “tất cả các quốc gia đưa ra ý kiến về việc kỷ niệm một năm quốc tế về gia đình”.
Đại hội đồng cũng yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc “công bố, tại phiên họp thứ 43, một bản báo cáo chi tiết, xây dựng dựa trên các đánh giá và đề xuất của các chính phủ thành viên, liên quan đến việc kỷ niệm một năm quốc tế gia đình và các phương tiện khác để cải thiện tình hình, vật chất của gia đình và nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế trong khuôn khổ các nỗ lực chung của thế giới nhằm ủng hộ các tiến bộ và sự phát triển trong lĩnh vực xã hội”.
Năm 1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong nghị quyết 47/237, đã quyết định lấy ngày 15 tháng 5 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình với mục đích nâng cao nhận thức về các vấn đề gia đình và tăng cường khả năng của các quốc gia trong việc thực hiện các chính sách toàn diện về những vấn đề liên quan đến gia đình.
Ngày Quốc tế Gia đình là cơ hội để hiểu rõ hơn những vấn đề mà các gia đình phải đối mặt và khuyến khích các sáng kiến thích hợp. Ngày kỷ niệm này cũng có thể trở thành một nhân tố mạnh mẽ huy động sự tham gia của tất cả các quốc gia nhằm tìm cách ứng phó với những vấn đề đặt ra đối với các gia đình trong mỗi xã hội.
Ngày Quốc tế Gia đình cũng là một cơ hội để làm nổi bật tinh thần đoàn kết, tập hợp các gia đình vào chung một nỗ lực nhằm xây dựng cuộc sống với chất lượng tốt hơn.
* Ý nghĩa của ngày Quốc tế Gia đình
Tình yêu, gắn kết và sự hỗ trợ trong mỗi tổ ấm chính là ý nghĩa Ngày Quốc tế Gia đình. Đây là dịp để tôn vinh và ghi nhận vai trò của gia đình trong việc nuôi dưỡng và phát triển tinh thần, văn hóa và đạo đức trong xã hội.
Ngày Quốc tế gia đình được tạo ra nhằm nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc thể hiện tình cảm, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Đồng thời, đây cũng là dịp để nhấn mạnh đến việc xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, nơi mọi người cảm thấy an toàn, được yêu thương và chia sẻ.
Tuy nhiên, ngày kỷ niệm này lại không quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hay bất kỳ văn bản pháp luật có liên quan nào tại Việt Nam.
Ngày 15 tháng 5 là ngày Quốc tế gia đình đúng không? Ngày Quốc tế gia đình có ý nghĩa như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động nước ngoài có được nghỉ làm vào ngày Quốc tế gia đình hay không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ được nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày nghỉ lễ tết tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 và được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, kể cả là người lao động nước ngoài thì vẫn phải đi làm bình thường trong ngày Quốc tế gia đình nếu ngày này rơi vào ngày làm việc bình thường.
Tuy người lao động không thể nghỉ làm (hưởng nguyên lương) để thực hiện các hoạt động gia đình trong nhiều ngày nhưng các gia đình tại Việt Nam vẫn có thể cùng nhau thực hiện một số hoạt động ý nghĩa trong ngày kỷ niệm này, như là:
- Thưởng thức bữa cơm gia đình: Bữa cơm gia đình là dịp để sum họp và thưởng thức những món ăn ngon, tạo ra không khí ấm áp và hạnh phúc.
- Chụp ảnh kỷ yếu gia đình: Việc này sẽ giúp bạn lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ và truyền thống gia đình.
- Tặng quà cùng lời chúc: Tặng món quà nhỏ kèm lời chúc ý nghĩa để tri ân và quan tâm đến các thành viên trong gia đình.
- Cùng nhau đi vui chơi tại các địa điểm trong khu vực mình sinh sống,.....và nhiều hoạt động khác.
Ở Việt Nam có ngày kỷ niệm về gia đình của riêng mình hay không?
Ngoài ngày Quốc tế gia đình ra thì tại Việt Nam cũng có riêng cho mình một ngày kỷ niệm về gia đình, được Thủ tướng Chính phủ ra văn bản công nhận, đó là ngày Gia đình Việt Nam (Quyết định 72/2001/QĐ-TTg).
Trong Điều 1 Quyết định 72/2001/QĐ-TTg có nêu rõ "lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam".
Ngoài ra, trong Điều 2 của Quyết định 72/2001/QĐ-TTg cũng có nêu như sau:
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức thống nhất trong toàn quốc. Nhân Ngày Gia đình Việt Nam, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành liên quan, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo tổ chức thực hiện những hoạt động thích hợp với một chủ đề cụ thể và thiết thực, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc".
Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí để tổ chức những hoạt động nhân ngày Gia đình Việt Nam trong dự toán chi ngân sách Nhà nước được giao hàng năm; khuyến khích việc huy động các nguồn lực khác ở trong và ngoài nước hỗ trợ thực hiện những hoạt động này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73: phân loại xét thưởng cán bộ, công chức, viên chức thế nào?
- Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức? Lịch thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM thế nào?
- Nhà máy thuỷ điện trong thị trường điện được phân loại hằng năm đúng không? Xử lý hồ chứa nhà máy thuỷ điện thấp hơn mực nước giới hạn tuần?
- Tuổi dậy thì là gì? Tuổi dậy thì diễn ra trong khoảng bao nhiêu tuổi? Các giai đoạn tuổi dậy thì?
- Thành viên ban vận động thành lập hội là ai? Điều kiện đối với thành viên ban vận động thành lập hội?