Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được sử dụng vốn hoạt động để góp vốn, thành lập công ty con không?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được sử dụng vốn hoạt động để góp vốn, thành lập công ty con không?
Việc sử dụng vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển để góp vốn, thành lập công ty con được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Sử dụng vốn và tài sản
1. Ngân hàng Phát triển được sử dụng vốn hoạt động để:
a) Thực hiện chính sách tín dụng theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển và quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Cấp hỗ trợ sau đầu tư theo quy định của pháp luật đối với các Hợp đồng phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;
d) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;
đ) Ủy thác cho các tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật;
e) Cho vay theo ủy quyền/ủy thác, cấp phát vốn theo ủy thác; bảo lãnh theo ủy quyền/ủy thác;
g) Ủy thác, nhận ủy thác cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
h) Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;
i) Góp vốn, thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển;
k) Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của Nghị định này;
l) Sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Phát triển lựa chọn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để gửi tiền đảm bảo an toàn, không để mất vốn;
m) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể sử dụng vốn hoạt động để góp vốn, thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng.
Ngân hàng Phát triển VIệt Nam có được sử dụng vốn hoạt động để góp vốn, thành lập công ty con không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm an toàn vốn hoạt động?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2021/NĐ-CP thì Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, cụ thể:
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối kết quả tài chính, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
- Hạch toán vào chi phí hoạt động các khoản trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật liên quan.
- Mua lại, hoán đổi các giấy tờ có giá do Ngân hàng Phát triển phát hành theo quy định của pháp luật.
- Xử lý tổn thất về tài sản theo quy định tại Điều 14 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
- Thực hiện các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được cơ quan nào đảm bảo khả năng thanh toán?
Việc đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; tiến tới tự bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động. Ngân hàng Phát triển thực hiện quản lý tài chính theo quy định của Nghị định này, đối với các nội dung không quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý theo quy định của pháp luật và Nghị định này; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?