Ngân hàng Phát triển là gì? Vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển bao gồm những nguồn vốn nào?
Ngân hàng Phát triển là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2021/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý tài chính như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; tiến tới tự bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động. Ngân hàng Phát triển thực hiện quản lý tài chính theo quy định của Nghị định này, đối với các nội dung không quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
...
Theo đó, Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Phát triển (Hình từ Internet)
Ngân hàng Phát triển có hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận không?
Căn cứ từ khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý tài chính như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
...
2. Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý theo quy định của pháp luật và Nghị định này; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
...
Theo quy định trên, Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý theo quy định của pháp luật.
Vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển bao gồm những nguồn vốn nào?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2021/NĐ-CP về vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển như sau:
Vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển
1. Vốn chủ sở hữu:
a) Vốn điều lệ ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Việc thay đổi mức vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Phát triển và ý kiến của Bộ Tài chính, đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển trong từng thời kỳ;
b) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách nhà nước cấp;
c) Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính;
d) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản; chênh lệch tỷ giá;
đ) Kết quả hoạt động chưa phân phối;
e) Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức trong nước và nước ngoài;
g) Vốn khác thuộc sở hữu của Ngân hàng Phát triển.
2. Vốn huy động theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
b) Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển;
c) Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài;
d) Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Huy động của các tổ chức khác trong và ngoài nước;
e) Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
g) Huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
3. Các khoản vốn khác gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất để thực hiện các hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;
b) Vốn vay nước ngoài của Chính phủ được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại;
c) Vốn nhận ủy thác của Bộ Tài chính, chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức trong nước và nước ngoài (bên ủy thác) để thực hiện theo văn bản yêu cầu của bên ủy thác;
d) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển bao gồm vốn chủ sở hữu; vốn huy động theo quy định của pháp luật và các khoản vốn khác được quy định cụ thể tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?