Ngân hàng hợp tác xã ban hành chính sách dự phòng rủi ro có phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước không?
Ngân hàng hợp tác xã có bắt buộc phải ban hành chính sách dự phòng rủi ro?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-NHNN như sau:
Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với quy định tại Thông tư này, Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro và các quy định pháp luật khác có liên quan.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng hợp tác xã phải ban hành chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với quy định tại Thông tư 36/2024/TT-NHNN, Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Lưu ý: Cũng theo Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-NHNN thì chính sách dự phòng rủi ro tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, chế độ tài chính; về chế độ báo cáo, thống kê;
- Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ; cam kết ngoại bảng (nếu có) chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý số dư cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định;
- Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ; cam kết ngoại bảng (nếu có); mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất;
- Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ; cam kết ngoại bảng (nếu có); trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động;
- Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung nêu trên.
Ngân hàng hợp tác xã ban hành chính sách dự phòng rủi ro có phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng hợp tác xã có phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi ban hành chính sách dự phòng rủi ro không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 36/2024/TT-NHNN như sau:
Báo cáo về quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro quy định tại Điều 6 Thông tư này, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này văn bản sau:
a) Đối với trường hợp ban hành mới: Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:
(i) Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;
(ii) Các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.
2. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Ngân hàng hợp tác xã gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);
b) Quỹ tín dụng nhân dân gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.
Theo đó, ngân hàng hợp tác xã gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Ngân hàng hợp tác xã phải thực hiện phân loại nợ với tần suất như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 36/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Định kỳ thực hiện phân loại nợ
1. Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 (bảy) ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 1, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, tổ chức tín dụng là hợp tác xã được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
2. Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan:
a) Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có quyền yêu cầu ngân hàng hợp tác xã thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó;
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền yêu cầu đơn vị trực thuộc của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.
Theo đó, ngân hàng hợp tác xã phải thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 (bảy) ngày đầu tiên của tháng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, ngân hàng hợp tác xã được tự thực hiện phân loại nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?