Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 36/2024/TT-NHNN về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 36/2024/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 30/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Phân loại nợ trong tổ chức tín dụng là hợp tác xã từ ngày 15/8/2024

Ngày 30/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã

Phân loại nợ trong tổ chức tín dụng là hợp tác xã từ ngày 15/8/2024

Theo đó, tổ chức tín dụng là hợp tác xã thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn); Nhóm 2 (Nợ cần chú ý); Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Trong đó, nợ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quả hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 36/2024/TT-NHNN

+ Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 9 Thông tư 36/2024/TT-NHNN chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi

+ Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi

+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng là hợp tác xã chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi

+ Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 36/2024/TT-NHNN

+ Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 36/2024/TT-NHNN

Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 36/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2024/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CÓ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ HỢP TÁC XÃ

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về việc phân loại đối với các tài sản có (sau đây gọi tắt là nợ) phát sinh từ các hoạt động sau:

a) Cho vay;

b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

c) Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

d) Trả thay theo cam kết ngoại bảng (bao gồm khoản trả thay nghĩa vụ của khách hàng trong hoạt động bảo lãnh, nghiệp vụ thư tín dụng (trừ các trường hợp quy định tại điểm i Khoản này) và các khoản trả thay khác theo cam kết ngoại bảng);

đ) Mua trái phiếu chưa niêm yết do tổ chức tín dụng khác phát hành trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi tắt là trái phiếu chưa niêm yết);

e) Ủy thác cấp tín dụng;

g) Gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật;

h) Mua chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;

i) Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng và nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng; nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng;

k) Mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, trừ trường hợp ngân hàng hợp tác xã mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng do chính ngân hàng hợp tác xã phát hành.

2. Ngân hàng hợp tác xã thực hiện phân loại nợ phát sinh từ các hoạt động quy định tại khoản 1 và cam kết ngoại bảng theo quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện phân loại nợ phát sinh từ hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Các khoản bảo lãnh, nghiệp vụ thư tín dụng (trừ các trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều này), chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không hủy ngang và các cam kết khác phát sinh rủi ro tín dụng (sau đây gọi là cam kết ngoại bảng) phải được phân loại theo quy định tại Thông tư này để quản lý, giám sát chất lượng hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng hợp tác xã.

5. Đối với nợ đã sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái (sau đây gọi là Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro), tổ chức tín dụng là hợp tác xã thực hiện quản lý, theo dõi theo quy định tại Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro, không phân loại nợ theo quy định tại Thông tư này.

6. Các khoản nợ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quy định, quyết định về phân loại tài sản có thì tổ chức tín dụng là hợp tác xã thực hiện theo quy định, quyết định đó của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã, bao gồm:

a) Ngân hàng hợp tác xã;

b) Quỹ tín dụng nhân dân.

2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc phân loại nợ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã (sau đây gọi tắt là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do khách hàng không trả được hoặc không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọi là thỏa thuận) với tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

2. Khoản nợ là số tiền tổ chức tín dụng là hợp tác xã đã gửi, thanh toán, giải ngân từng lần theo thỏa thuận (đối với trường hợp mỗi lần giải ngân có thời điểm cuối cùng của thời hạn, kỳ hạn trả nợ khác nhau) hoặc số tiền tổ chức tín dụng là hợp tác xã đã giải ngân theo thỏa thuận (đối với trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có thời điểm cuối cùng của thời hạn và kỳ hạn trả nợ giống nhau) đối với nợ chưa hoàn trả của một khách hàng.

3. Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Đối với khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sử dụng thẻ không trả được nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán của mình theo thỏa thuận phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ tín dụng với ngân hàng hợp tác xã.

4. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán (nợ xấu nội bảng), gồm nợ thuộc các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 theo quy định tại Thông tư này.

5. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo quy định tại Thông tư này.

6. Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng của nợ xấu và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng các khoản nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.

7. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).

8. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự có nghĩa vụ hoặc có thể phát sinh nghĩa vụ trả nợ, thanh toán cho ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo thỏa thuận và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.

9. Các cam kết khác phát sinh rủi ro tín dụng là cam kết ngoại bảng mà trong trường hợp ngân hàng hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ theo cam kết với khách hàng sẽ hình thành các tài sản có quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

Điều 4. Định kỳ thực hiện phân loại nợ

1. Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 (bảy) ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 1, Điều 8, Điều 9Điều 10 Thông tư này để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.

Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, tổ chức tín dụng là hợp tác xã được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.

2. Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan:

a) Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có quyền yêu cầu ngân hàng hợp tác xã thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó;

b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền yêu cầu đơn vị trực thuộc của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.

Điều 5. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

1. Ngân hàng hợp tác xã phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của ngân hàng hợp tác xã. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

a) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

b) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

c) Uy tín đối với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây;

d) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

2. Quỹ tín dụng nhân dân được quyền áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm.

4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng hợp tác xã phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), quỹ tín dụng nhân dân (nếu có) phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bằng phương thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Điều 6. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro

1. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với quy định tại Thông tư này, Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu có);

b) Được áp dụng thống nhất và nhất quán trong toàn hệ thống, làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ đối với khách hàng cụ thể;

c) Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ;

d) Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;

đ) Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm;

e) Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng;

g) Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm;

h) Có quy định về định giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc, định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro;

i) Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ.

3. Chính sách dự phòng rủi ro tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, chế độ tài chính; về chế độ báo cáo, thống kê;

b) Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ; cam kết ngoại bảng (nếu có) chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý số dư cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định;

c) Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ; cam kết ngoại bảng (nếu có); mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất;

d) Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ; cam kết ngoại bảng (nếu có); trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động;

đ) Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung quy định từ điểm a đến điểm d Khoản này.

Điều 7. Báo cáo về quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro

1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro quy định tại Điều 6 Thông tư này, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này văn bản sau:

a) Đối với trường hợp ban hành mới: Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro;

b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:

(i) Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;

(ii) Các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.

2. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) Ngân hàng hợp tác xã gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);

b) Quỹ tín dụng nhân dân gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 8. Nguyên tắc tự phân loại

1. Toàn bộ dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và là nhóm có mức độ rủi ro cao nhất trong các nhóm nợ của các khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng của khách hàng đó.

2. Đối với khoản cấp tín dụng hợp vốn, từng tổ chức tín dụng là hợp tác xã tham gia cấp tín dụng hợp vốn có trách nhiệm thông báo cho tổ chức tín dụng là hợp tác xã là thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn về kết quả tự phân loại nợ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Đối với khoản chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác:

a) Dưới hình thức mua có kỳ hạn: Ngân hàng hợp tác xã phân loại khoản chiết khấu như là một khoản cho vay đối với người thụ hưởng;

b) Dưới hình thức mua có bảo lưu quyền truy đòi: Ngân hàng hợp tác xã phân loại khoản chiết khấu như là một khoản cho vay đối với người thụ hưởng như sau:

Trước thời điểm ngân hàng hợp tác xã có quyền thực hiện quyền truy đòi theo hợp đồng chiết khấu, ngân hàng hợp tác xã căn cứ vào tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thanh toán của người phát hành theo thỏa thuận phát hành công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá và thông tin, dữ liệu về khả năng trả nợ của người thụ hưởng để thực hiện phân loại đối với khoản chiết khấu.

Kể từ thời điểm ngân hàng hợp tác xã có quyền thực hiện quyền truy đòi theo hợp đồng chiết khấu, ngân hàng hợp tác xã căn cứ thời gian quá hạn theo thỏa thuận phát hành công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá và khả năng trả nợ của người thụ hưởng để tiếp tục phân loại khoản chiết khấu vào nhóm nợ có mức độ rủi ro phù hợp.

4. Đối với số tiền mua trái phiếu chưa niêm yết, ngân hàng hợp tác xã phân loại số tiền mua trái phiếu như là một khoản cho vay đối với bên phát hành trái phiếu; trường hợp trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành có bảo đảm thì phân loại như là một khoản cho vay có bảo đảm đối với bên phát hành trái phiếu.

Đối với số tiền mua trái phiếu chưa niêm yết được kéo dài kỳ hạn trái phiếu theo quy định của pháp luật thì được phân loại như một khoản cho vay được gia hạn nợ.

5. Đối với khoản ủy thác cấp tín dụng mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân hết số tiền đã ủy thác theo hợp đồng ủy thác, ngân hàng hợp tác xã phải phân loại số tiền đã ủy thác nhưng chưa giải ngân như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác. Thời gian quá hạn được xác định từ thời điểm bên nhận ủy thác không giải ngân đúng theo thời hạn giải ngân quy định tại hợp đồng ủy thác.

6. Đối với số tiền mua chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, ngân hàng hợp tác xã phân loại số tiền mua như một khoản cho vay đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.

7. Đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng:

a) Đối với nghiệp vụ phát hành thư tín dụng:

(i) Trường hợp phát hành thư tín dụng trả ngay hoặc trả chậm (trừ trường hợp quy định tại điểm a(ii) Khoản này), ngân hàng phát hành phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này đối với bên đề nghị, kể từ ngày ngân hàng phát hành thanh toán cho bên thụ hưởng;

(ii) Trường hợp phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng, ngân hàng phát hành phân loại khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng như là một khoản cho vay đối với bên đề nghị, kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng;

b) Đối với nghiệp vụ xác nhận thư tín dụng:

Ngân hàng xác nhận phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng đối với ngân hàng phát hành và ngân hàng phát hành phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng đối với bên đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này, kể từ thời điểm ngân hàng xác nhận thanh toán cho bên thụ hưởng;

c) Đối với nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng:

Ngân hàng thương lượng phân loại khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng đối với bên thụ hưởng như khoản chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Đối với nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng:

(i) Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả, ngân hàng hoàn trả phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này đối với ngân hàng phát hành, kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng;

(ii) Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả (trừ trường hợp quy định tại điểm d(i) Khoản này), ngân hàng hoàn trả phân loại khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng như là một khoản cho vay đối với ngân hàng phát hành, kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng;

đ) Đối với số tiền mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, ngân hàng hợp tác xã phân loại số tiền mua như một khoản cho vay đối với ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận.

8. Đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 9 Thông tư này, tại thời điểm phát hiện vi phạm, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải ban hành ngay quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.

Đối với các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sau đây gọi là thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra), tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải ra quyết định thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra.

Đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 9 Thông tư này, các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra, tổ chức tín dụng là hợp tác xã không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và trong thời gian chưa thu hồi được theo quyết định thu hồi, tổ chức tín dụng là hợp tác xã thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Thông tư này.

9. Đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ là tổng số lần thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với từng khoản nợ, kể từ thời điểm phát sinh khoản nợ đến thời điểm khách hàng hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, thanh toán cho ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 9. Phân loại nợ

1. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a (ii) Khoản này và khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày tổ chức tín dụng là hợp tác xã ký văn bản thu hồi khoản nợ (sau đây gọi là ngày có quyết định thu hồi):

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 6 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 9 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định về cho vay của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

(v) Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng là hợp tác xã chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng là hợp tác xã chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

(vii) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng là hợp tác xã chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(viii) Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

(ix) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;

(x) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

2. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với khoản nợ quá hạn, tổ chức chức tín dụng là hợp tác xã phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc, lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo (nếu có) trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

b) Đối với khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại (nếu có) trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc hoặc lãi theo thời hạn được cơ cấu lại; trường hợp gốc và lãi có cùng 01 (một) kỳ hạn trả nợ thì tính kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại;

c) Đối với khoản nợ được miễn, giảm lãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc, lãi trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày khách hàng bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc hoặc lãi của kỳ hạn trả nợ gần nhất sau khi khách hàng không còn được miễn, giảm lãi; trường hợp gốc và lãi có cùng 01 (một) kỳ hạn trả nợ thì tính kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi của kỳ hạn trả nợ gần nhất sau khi khách hàng không còn được miễn, giảm lãi;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

3. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục qua 03 lần đánh giá hoặc phân loại nợ liên tục;

b) Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng là hợp tác xã để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;

c) Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a và điểm b Khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn;

d) Khoản nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

đ) Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin).

Điều 10. Phân loại cam kết ngoại bảng và khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng

Đối với khoản cam kết ngoại bảng và khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng, ngân hàng hợp tác xã phải phân loại vào các nhóm quy định tại Điều 9 Thông tư này như sau:

1. Phân loại cam kết ngoại bảng:

a) Phân loại vào nhóm 1 nếu ngân hàng hợp tác xã đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết;

b) Phân loại vào nhóm 2 trở lên nếu ngân hàng hợp tác xã đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết;

c) Phân loại vào nhóm 3 trở lên đối với cam kết ngoại bảng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

2. Phân loại khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng:

a) Ngày quá hạn được tính ngay từ ngày ngân hàng hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

b) Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng được phân loại như sau:

(i) Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày;

(ii) Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

(iii) Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên.

Trường hợp khoản trả thay phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn nhóm mà cam kết ngoại bảng được trả thay đã phân loại theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì phải chuyển vào nhóm mà cam kết ngoại bảng đó đã phân loại.

Điều 11. Báo cáo

Tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải báo cáo kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, kiểm tra, thanh tra;

b) Thanh tra, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật.

2. Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật.

3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, kiểm tra, thanh tra;

b) Thanh tra, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của đơn vị trực thuộc của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật.

Điều 13. Quy định chuyển tiếp

Số tiền mua kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng hợp tác xã phân loại số tiền mua như số tiền mua chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư này.

Điều 14. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.

2. Thông tư này bãi bỏ:

a) Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

b) Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung, một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005.

Điều 15. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 15;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử NHNN;
- Lưu: VP, Vụ PC, TTGSNH3.

KT.THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 36/2024/TT-NHNN

Hanoi, June 30, 2024

 

CIRCULAR

PRESCRIBING CLASSIFICATION OF ASSETS OF CREDIT INSTITUTIONS THAT ARE COOPERATIVES

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18, 2024;

Pursuant to the Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam (SBV); 

At the request of the Head of the SBV Banking Supervision Agency;

The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates a Circular prescribing classification of assets of credit institutions that are cooperatives.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

1. This Circular introduces regulations on classification of assets (hereinafter referred to as “debts”) arising from the following operations:

a) Lending;

b) Discounting and rediscounting of negotiable instruments and other valuable papers;

c) Credit extension by issuance of credit cards;

d) On-behalf payments under off-balance sheet commitments (including payments made on behalf of customers to fulfill their obligations under guarantee agreements and in letter of credit (L/C) operations (except for the cases specified in point i of this Clause) and other on-behalf payments under off-balance sheet commitments);

dd) Purchase of bonds issued by other credit institutions which have not yet been listed on securities market or have not yet been registered for trading on the Upcom trading system (hereinafter referred to as “unlisted bonds”);

e) Entrustment for credit extension;

g) Making deposits (except for demand deposits) at credit institutions and foreign bank branches (FBBs) as prescribed by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Issuance of deferred payment L/Cs containing a provision that the beneficiary is entitled to receive sight payment or advanced payment before the L/C due date, and L/C reimbursement in the form of an agreement with the customer to make payment using the reimbursing bank’s funds from the date on which the reimbursing bank pays the beneficiary; L/C payment by negotiation;

k) Outright purchase without recourse of sets of documents presented under L/Cs, except where the cooperative bank buys outright a set of documents presented under an L/C which it issued.

2. The cooperative bank shall classify debts arising from the operations specified in clause 1 and off-balance sheet commitments as prescribed in clause 4 of this Article.

3. People’s credit funds classify debts arising from the operation specified in point a clause 1 of this Article.

4. Guarantees, L/C operations (excepts those specified in point i clause 1 of this Article), payment acceptances, irrevocable loan commitments and other commitments that give rise to credit risks (hereinafter referred to as “OBS commitments”) must be classified according to the provisions of this Circular for management and supervision of the quality of credit extension activities of the cooperative bank.

5. Debts against which risk provisions have been used according to provisions of the Government’s Decree prescribing amounts and methods of establishing risk provisions, use of risk provisions for management of risks arising from operations of credit institutions and FBBs, and credit institutions’ allocation of forgivable interests (hereinafter referred to as “Decree on establishment of risk provisions”) shall be managed and monitored by credit institutions that are cooperatives according to provisions of the Decree on establishment of risk provisions, and shall not be classified according to provisions of this Circular.

6. If debts are governed by specific regulations of the Government or the Prime Minister on classification of debts, credit institutions that are cooperatives shall comply with these regulations.

Article 2. Regulated entities 

1. Credit institutions that are cooperatives, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) People’s credit funds.

2. Other organizations and individuals involved in classification of debts of credit institutions that are cooperatives.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, these terms are construed as follows:

1. “credit risk from operations of a credit institution that is a cooperative” (hereinafter referred to as “risk”) means the possibility of loss resulting from a customer’s failure to partially or fully repay debts to that credit institution under a contract or agreement (hereinafter referred to as “agreement”) made by and between the customer and that credit institution.

2. “debt” means an amount of money which a credit institution that is a cooperative remits, pays or disburses in installment under an agreement (in case the repayment term or due date varies with each disbursement), or an amount of money which a credit institution that is a cooperative already disburses under an agreement (in case the repayment term does not vary with multiple disbursements) with respect to a customer’s unpaid debt.

3. “overdue debt” means a part or the whole of loan principal and/or interest that a customer fails to pay by the due date as agreed upon with a credit institution that is a cooperative. As for loans granted in the form of a credit card, an overdue debt is a debt incurred when a cardholder fails to fulfill his/her debt repayment obligations by the due date specified in an agreement on issuance, use and payment of that credit card with a credit institution that is a cooperative.

4. “nonperforming loan (NPL)” means a bad debt which is recorded on the balance sheet (on-balance sheet bad debt) and classified into group 3, 4 or 5 according to provisions of this Circular.

5. “NPL ratio” means the ratio of the amount of NPLs to the total amount of debts from group 1 to group 5 as prescribed in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. “rescheduled debt” means a debt of which the repayment term is rescheduled according to regulations adopted by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”).

8. “customer” means an organization (including credit institutions and FBBs), individual or any other entity bound by the civil legislation to incur or give rise to agreed-upon repayment or payment obligations to the cooperative bank or a people’s credit fund in accordance with SBV’s regulations on cooperative bank and people’s credit funds.

9. “other credit risk-bearing commitments” means OBS commitments under which the assets specified in clause 1 Article 1 of this Circular will be established when the cooperative bank fulfills its obligations to customers.

Article 4. Debt classification time

1. At least once a month, within the first 07 (seven) days of the month, each credit institution that is a cooperative shall, pursuant to provisions of clause 6 Article 1, Article 8, Article 9, Article 10 of this Circular, itself carry out classification of debts and OBS commitments by the end of the last day of the preceding month.

Apart from the abovementioned classification schedule, credit institutions that are cooperatives shall be allowed to themselves carry out classification of debts and OBS commitments according to their own internal regulations.

2. Based on inspection and supervision results and relevant credit information:

a) SBV (SBV Banking Supervision Agency) has the right to request credit institutions that are cooperatives to carry out assessment and re-classification of specific debts corresponding to their risk levels;

b) SBV’s provincial branches are entitled to request affiliated entities of the cooperative bank and people’s credit funds to carry out assessment and re-classification of specific debts corresponding to their risk levels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The cooperative bank must develop its own internal credit rating system to support its debt classification and management of credit quality in conformity with its scope of operations and actual conditions. Such internal credit rating system must contain at least:

a) Legal grounds relating to the establishment and business lines of customers;

b) General economic indicators relating to business, finance, assets and ability to fulfill agreed-upon obligations;

c) Customer’s reputation assessed by credit institutions with which the customer has conducted transactions;

d) Detailed, specific and systematic criteria for evaluation of customers (by their business lines and locations) which shall establish the basis for rating of customers.

2. People’s credit funds are allowed to apply the provisions of clause 1 of this Article.

3. At least once a year, internal credit rating systems must be reviewed and assessed on the basis of customer data and information collected during the entire year.

4. Within 10 (ten) days from the date on which their internal credit rating systems are promulgated, revised, updated or replaced, the cooperative bank shall send SBV (via SBV Banking Supervision Agency) and people’s credit funds (if any) shall send relevant SBV’s provincial branches their new or revised internal credit rating systems directly or by post.

Article 6. Internal regulations on credit extension and debt management, and risk provision policies

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Internal regulations on credit extension and debt management of a credit institution that is a cooperative shall meet the following requirements as a minimum:

a) They are formulated on the basis of collected customer data and information and ratings given to customers according to its internal credit rating system (if any);

b) They must be applied consistently throughout its entire system as a basis for review and approval of credit extension and debt management for specific customers;

c) They must include regulations of credit policies applied to customers, including those related to credit extension conditions, credit limits, interest rates, application and documentation requirements, and procedures for review and approval of credit extension and debt management;

d) They must include management regulations to ensure compliance with SBV's regulations on prudential ratios and limits for the operations of credit institutions that are cooperatives;

dd) They must include regulations on responsibilities and powers of its departments, affiliates and individuals in the review and approval of credit extension, credit quality management and collateral management;

e) They must include regulations on procedures for inspection and control before, during and after credit extension;

g) They must include regulations on security interest, review and management of collateral;

h) They must include regulations on valuation of collateral, including principles, intervals, methods, procedures and responsibilities of each department, affiliate or individual involved in the valuation of collateral in accordance with the provisions of law to ensure that the value of the collateral corresponds to the market value when calculating the amounts set aside for specific provisions under the Decree on establishment of risk provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Risk provision policies of a credit institution that is a cooperative shall meet the following requirements as a minimum:

a) They must be conformable with regulations of laws on accounting, financial, reporting and statistical regimes;

b) They must include procedures for collection of customer data and information to ensure accurate classification of debts, OBS commitments (if any), management of NPLs, management of bad credit balances and risk provisions that are duly set up in full;

c) They must include specific regulations on classification of debts and OBS commitments (if any), amounts and methods of establishing risk provisions and use of provisions against risks arising from its operations towards specific customers on a periodical or ad hoc basis;

d) They must include regulations on powers and responsibilities of its departments, affiliates and individuals involved in classification of debts and OBS commitments (if any), establishment and use of provisions for risks arising from its operations;

dd) It must include mechanisms for inspection, supervision and reporting on implementation of activities prescribed in points a through d of this Clause.

Article 7. Reporting on internal regulations on credit extension and debt management, and risk provision policies

1. Within 10 (ten) days from the date on which its internal regulations on credit extension and debt management, and risk provision policies are promulgated or modified as prescribed in Article 6 of this Circular, a credit institution that is a cooperative must send SBV directly or by post as prescribed in clause 2 of this Article the following documents:

a) In case of promulgation of new internal regulations on credit extension and debt management and risk provision policies: Internal regulations on credit extension and debt management and risk provision policies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) Written report on modification of internal regulations on credit extension and debt management and risk provision policies, in which reasons for such modification must be clearly stated;

(ii) Written documents stating modifications to internal regulations on credit extension and debt management, risk provision policies.

2. Credit institutions that are cooperatives shall send reports to SBV as prescribed in clause 1 of this Article as follows:

a) The cooperative bank shall send its reports to SBV (via SBV Banking Supervision Agency);

b) A people’s credit fund shall send its reports the SBV’s branch of province or city where it is headquartered.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 8. Classification rules

1. All outstanding debts and OBS commitments that a customer owes to a credit institution that is a cooperative must be classified into the same debt group which poses the highest risk level among debt groups of debts and/or OBS commitments of that customer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In case of discounting of negotiable instruments and other valuable papers:

a) Existing in the form of buying forward: The cooperative bank shall classify discounts in this form as loans granted to beneficiaries;

b) Existing in the form of buying with recourse: The cooperative bank shall classify discounts in this form as loans granted to beneficiaries as follows:

Before the cooperative bank exercises the right of recourse under the discounting contract, it shall, based on the issuer’s fulfillment of its obligations to repay debt or make payment under the agreement on issuance of negotiable instrument or valuable paper, and information/data on the beneficiary's solvency, classify the discount amount.

From the time the cooperative bank exercises the right of recourse under the discounting contract, it shall, based on the period during which the debt repayment or payment is past due under the agreement on issuance of negotiable instrument or valuable paper, and the beneficiary's solvency, further classify the discount amount into the debt group with appropriate risk level.

4. As for amounts used for purchasing unlisted bonds, the cooperative bank shall classify them as loans taken out by bond issuers; where bonds are issued by other credit institutions and guaranteed, such amounts shall be classified as secured loans taken out by bond issuers.

Amounts used for purchasing unlisted bonds whose term is extended in accordance with regulations of law shall be classified as loans with extended term.

5. In case of an entrusted loan where the trustee has not yet fully received the disbursement of trust funds under the entrustment contract, the cooperative bank shall classify the undisbursed amount of trust funds as a loan granted to the trustee. The period during which the loan is deemed past due starts from the time of the trustee’s failure to receive the disbursement of the loan by the disbursement deadline specified in the entrustment contract.

6. As for payments made for purchase of certificates of deposit issued by other credit institutions or FBBs, the cooperative bank shall classify such payments as loans granted to such issuing credit institutions or FBBs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Regarding issuance of L/Cs:

(i) Where a sight or deferred payment L/C is issued (except the case specified in point a(ii) of this clause), the issuing bank shall classify the payment made on behalf of the applicant under commitments in the L/C according to provisions of clause 2 Article 10 of this Circular from the date on which the issuing bank pays the beneficiary;

(ii) In case of issuance of a deferred payment L/C containing a provision that the beneficiary is entitled to receive sight payment or advanced payment before the L/C due date, the issuing bank shall classify the debt arising from L/C operations as a loan granted to the applicant from the date on which the issuing bank pays the beneficiary;

b) Regarding confirmation of L/Cs:

The confirming bank shall classify the payment made on behalf of the issuing bank as committed in the L/C, and the issuing bank shall classify the payment made on behalf of the applicant as committed in the L/C according to clause 2 Article 10 of this Circular from the date on which the confirming bank pays the beneficiary;

c) Regarding L/C payment by negotiation:

The negotiating bank shall classify payments made to the beneficiary in performing L/C operations as discounts on negotiable instruments and other valuable papers prescribed in clause 3 of this Article;

d) Regarding reimbursement of L/Cs:

(i) In case of reimbursing an L/C in the form of issuing a reimbursement undertaking, the reimbursing bank shall classify the payment made on behalf of the issuing bank as committed in the L/C according to clause 2 Article 10 of this Circular from the date on which the reimbursing bank pays the beneficiary;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) In case of outright purchase without recourse of sets of documents under L/Cs, the cooperative bank shall classify payments made for such purchase transactions as loans granted to issuing banks or confirming banks.

8. As for debts involved in the violation referred to in point c(iv) clause 1 Article 9 of this Circular, at the time of discovery of this violation, credit institutions that are cooperatives must immediately issue debt recovery decisions in accordance with regulations of law.

As for debts that need to be recovered according to inspection and examination conclusions or decisions on imposition of administrative penalties (hereinafter referred to as “inspection conclusions”), credit institutions that are cooperatives must immediately issue decisions to collect debts under these inspection conclusions.

As for debts involved in the violation referred to in point c(iv) clause 1 Article 9 of this Circular and debts that need to be recovered according to inspection conclusions, credit institutions that are cooperatives shall not be allowed to reschedule debt repayment terms and, pending the recovery of debts according to recovery decisions, shall classify such debts in accordance with this Circular.

9. As for a rescheduled debt, the number of debt rescheduling times shall be counted over the period from the time the debt is incurred until it is fully paid by the customer to the cooperative bank or people’s credit fund.

Article 9. Debt classification

1. Credit institutions that are cooperatives shall classify debts (except on-behalf payments under OBS commitments) into the following 05 groups:

a) Group 1 (Standard debts), including:

(i) Any unmatured debt with principal and interest which are rated likely to be fully recovered by due date;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(iii) Any debt classified into group 1 as prescribed in clause 2 of this Article;

b) Group 2 (Debts needing attention), including:

(i) Any debt which is up to 90 days past due, except the debts specified in point a(ii) of this clause, and clause 3 of this Article;

(ii) Any debt with first-time adjusted repayment terms that is unmatured, except the debts specified in point b clause 2, and clause 3 of this Article;

(iii) Any debt classified into group 2 as prescribed in clauses 2, 3 of this Article;

c) Group 3 (Substandard debts), including:

(i) Any debt which is from 91 to 180 days past due, except the debts specified in clause 3 of this Article;

(ii) Any debt with first-time extended repayment term that is unmatured, except the debts specified in point b clause 2, and clause 3 of this Article;

(iii) Any debt on which interest is exempted or reduced due to the customer’s inability to pay the agreed-upon interest in full, except the debts specified in clause 3 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- A debt violating provisions of clauses 1, 3, 6 Article 134 of the Law on Credit Institutions;

- A debt violating provisions of clauses 1, 2, 3, 4 Article 135 of the Law on Credit Institutions;

- A debt violating provisions of clauses 1, 5, 9 Article 136 of the Law on Credit Institutions;

- A debt violating SBV’s regulations on lending operations of people’s credit funds;

(v) Any debt which is being recovered according to inspection conclusions;

(vi) Any debt which needs to be recovered under a premature debt recovery decision issued by a credit institution that is a cooperative due to the customer’s breach of agreements made with that credit institution but is not yet recovered within a period of less than 30 days from the effective date of the debt recovery decision;

(vii) Any debt classified into group 3 as prescribed in clauses 2, 3 of this Article;

(viii) Any debt which must be classified into group 3 as prescribed in clause 2 Article 4 of this Circular;

d) Group 4 (Doubtful debts), including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(ii) Any first-time rescheduled debt which is up to 90 days past due from the first-time rescheduled maturity date, except the debts specified in clause 3 of this Article;

(iii) Any second-time rescheduled debt which is unmatured, except the debts specified in point b clause 2, and clause 3 of this Article;

(iv) The debt specified in point c(iv) clause 1 of this Article which is not yet recovered in a period of 30 to 60 days from the effective date of the recovery decision;

(v) Any debt which needs to be recovered under an inspection conclusion but is not yet recovered in a period of up to 60 days after the expiration of the prescribed recovery deadline;

(vi) Any debt which needs to be recovered under a premature debt recovery decision issued by a credit institution that is a cooperative due to the customer’s breach of agreements made with that credit institution but is not yet recovered within a period of 30 to less than 60 days from the effective date of the debt recovery decision;

(vii) Any debt classified into group 4 as prescribed in clauses 2, 3 of this Article;

(viii) Any debt which must be classified into group 4 as prescribed in clause 2 Article 4 of this Circular;

dd) Group 5 (Debts giving rise to loss), including:

(i) Any debt which is more than 360 days past due;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(iii) Any second-time rescheduled debt which is past due from the second-time rescheduled maturity date;

(iv) Any third- or more-time rescheduled debt, except the debts specified in point b clause 2 of this Article;

(v) The debt specified in point c(iv) clause 1 of this Article which is not yet recovered in a period of more than 60 days from the effective date of the recovery decision;

(vi) Any debt which needs to be recovered under an inspection conclusion but is not yet recovered in a period of more than 60 days after the expiration of the prescribed recovery deadline;

(vii) Any debt which needs to be recovered under a premature debt recovery decision issued by a credit institution that is a cooperative due to the customer’s breach of agreements made with that credit institution but is not yet recovered within a period of more than 60 days from the effective date of the debt recovery decision;

(viii) Any debt owned by a customer that is a credit institution placed under special control, or FBB of which capital and assets are frozen;

(ix) Any debt classified into group 5 as prescribed in clause 3 of this Article;

(x) Any debt which must be classified into group 5 as prescribed in clause 2 Article 4 of this Circular;

2. A debt may be classified into a debt group with lower risk level in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) The customer has fully paid the overdue principal and interest (including interest on overdue principal), and those in the next repayment terms (if any) within at least 03 (three) months, for medium- and long-term debts, or 01 (one) month, for short-term debts, from the date on which the overdue principal and interest has been fully repaid;

(ii) Documentary evidences of the customer’s debt repayment are available;

(iii) The credit institution that is a cooperative has sufficient information and documents to evaluate the customer’s ability to fully pay the remaining principal and interest by the predetermined due date;

b) For a rescheduled debt, the credit institution that is a cooperative may reclassify it into a group with lower risk level (including group 1) when the following conditions are met:

(i) The customer has fully paid the principal and interest varying according to the rescheduled repayment term in at least 03 (three) months, for medium- and long-term debts, or 01 (one) month, for short-term debts, from the start date of full repayment of the principal or interest according to the rescheduled repayment term, or, if both principal and interest have the same repayment term, from the start date of full repayment of such principal and interest;

(ii) Documentary evidences of the customer’s debt repayment are available;

(iii) The credit institution that is a cooperative has sufficient information and documents to evaluate the customer’s ability to fully pay the remaining principal and interest by the rescheduled due date;

c) For a debt on which interest is exempted or reduced according to the SBV’s regulations on debt rescheduling, interest exemption and reduction, and retention of debt groups to assist customers affected by Covid-19 pandemic, the credit institution that is a cooperative may reclassify it into a group with lower risk level (including group 1) when the following conditions are met:

(i) The customer has fully paid the principal and interest in at least 03 (three) months, for medium- and long-term debts, or 01 (one) month, for short-term debts, from the start date of full repayment of the principal or interest of the last repayment term after the expiration of interest exemption/reduction period, or, if both principal and interest have the same repayment term, from the start date of full repayment of such principal and interest of the last repayment term after the expiration of interest exemption/reduction period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(iii) The credit institution that is a cooperative has sufficient information and documents to evaluate the customer’s ability to fully pay the remaining principal and interest by the predetermined due date.

3. A debt may be classified into a debt group with higher risk level in the following cases:

a) The indicators such as profitability, solvency, debt-to-capital ratio and cash flows affecting the customer's debt repayment ability decrease progressively after 03 continual evaluation or debt classification sessions;

b) The customer fails to provide sufficient, timely and truthful information at the request of the credit institution that is a cooperative to serve its evaluation of the customer’s debt repayment ability;

c) A debt has been classified into group 2, group 3 or group 4 as prescribed in points a and b of this clause for 01 (one) year or longer, but fails to meet conditions for being reclassified into a group with lower risk level;

d) Any debt arising from the act of credit extension for which a decision on imposition of administrative penalties is issued in accordance with regulations of law;

dd) Debts classified by other credit institutions or FBBs into debt groups with higher risk level (if information is available).

Article 10. Classification of OBS commitments and on-behalf payments under OBS commitments

The cooperative bank shall classify OBS commitments and on-behalf payments under OBS commitments into the debt groups specified in Article 9 of this Article as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) They are classified into group 1 if the cooperative bank judges that their customers are able to fulfill their agreed-upon obligations;

b) They are classified into group 2 or the following groups if the cooperative bank judges that their customers are unable to fulfill their agreed-upon obligations;

c) Those falling in the case specified in point c(iv) clause 1 Article 9 of this Circular shall be classified into group 3 or the following groups.

2. Classification of on-behalf payments under OBS commitments:

a) Days past due are counted immediately after the cooperative bank performs its promised obligations;

b) On-behalf payments under OBS commitments are classified into:

(i) Group 3 if they are less than 30 days past due;

(ii) Group 4 if they are 30 to less than 90 days past due;

(iii) Group 5 if they are at least 90 days past due.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Reporting 

Credit institutions that are cooperatives shall submit reports on classification of debts and OBS commitments, and establishment and use of risk provisions in accordance with SBV’s regulations on statistical reporting applicable to credit institutions that are cooperatives.

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 12. Responsibilities of SBV

1. The SBV Banking Supervision Agency shall:

a) Receive internal regulations on credit extension and debt management, and risk provision policies of the cooperative bank as prescribed in Article 7 of this Circular to serve the performance of microprudential supervision and inspection activities;

b) Carry out inspection and supervision, and take actions against violations against regulations on classification of debts and OBS commitments, establishment and use of risk provisions of the cooperative bank and people’s credit funds within its jurisdiction and in accordance with regulations of law;

2. The Finance and Accounting Department shall, according to the provisions of this Circular, develop and submit guidelines for implementation of relevant accounting policies to the SBV’s Governor for consideration in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Receive internal regulations on credit extension and debt management, and risk provision policies of local people’s credit fund as prescribed in Article 7 of this Circular to serve the performance of microprudential supervision and inspection activities;

b) Carry out inspection and supervision, and take actions against violations against regulations on classification of debts and OBS commitments, establishment and use of risk provisions of affiliated units of the cooperative bank and people’s credit funds in its province or city within its jurisdiction and in accordance with regulations of law.

Article 13. Transition

As for payments made for purchase of exchange bills or treasury bills issued by other credit institutions or FBBs before the effective date of this Circular, the cooperative bank shall classify them as payments made for purchase of certificates of deposit as prescribed in clause 6 Article 8 of this Circular.

Article 14. Implementation

1. This Circular comes into force from August 15, 2024.

2. This Circular nullifies:

a) The Decision No. 493/2005/QD-NHNN dated April 22, 2005 of the SBV’s Governor promulgating Regulations on debt classification, establishment and use of risk provisions for managing risks arising from banking operations of credit institutions;

b) The Decision No. 18/2007/QD-NHNN dated April 25, 2007 providing amendments to Regulations on debt classification, establishment and use of risk provisions for managing risks arising from banking operations of credit institutions enclosed with the Decision No. 493/2005/QD-NHNN dated April 22, 2005.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Chief of Office, Head of SBV Banking Supervision Agency, heads of units affiliated to SBV, the cooperative bank and people’s credit funds are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 36/2024/TT-NHNN ngày 30/06/2024 về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.271

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.8.126
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!