Nếu việc miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát là sai thì công chức có đương nhiên được khôi phục lại chức vụ không?
Nếu việc miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân là sai thì công chức có đương nhiên được khôi phục lại chức vụ không?
Căn cứ Điều 25 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm, cách chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì công chức có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm, cách chức của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm, cách chức chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức.
Quy định trên có nêu sau khi công chức có đơn khiếu nại kết quả miễn nhiệm thì trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm, cách chức chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức.
Như vậy, nếu việc miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân là sai thì công chức đương nhiên được khôi phục lại chức vụ đang giữ.
Nếu việc miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát là sai thì công chức có đương nhiên được khôi phục lại chức vụ không? (hình từ internet)
Việc miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 3 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc
1. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc lãnh đạo, cấp ủy cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ theo quy định.
2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên Ban cán sự đảng, nhất là của người đứng đầu; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức phải đảm bảo công khai minh bạch, khách quan, công bằng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và điều kiện, tiêu chuẩn của công chức; bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Theo đó, việc miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên Ban cán sự đảng, nhất là của người đứng đầu.
Ngoài ra việc miễn nhiệm công chức VSK phải đảm bảo công khai minh bạch, khách quan, công bằng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Công chức Viện kiểm sát nhân dân phải miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Tại Điều 23 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Miễn nhiệm
1. Công chức đương nhiên được miễn nhiệm chức vụ, chức danh khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành.
2. Công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ, chức danh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không đủ sức khỏe; vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc.
d) Trong thời hạn bổ nhiệm, bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần;
...
Đối chiếu với quy định này thì công chức Viện kiểm sát nhân dân phải miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không đủ sức khỏe; vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của cơ quan có thẩm quyền;
- Không đủ năng lực, uy tín để làm việc.
- Trong thời hạn bổ nhiệm, bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?