Cán bộ, công chức Viện kiểm sát không được dùng tên, hình ảnh ngành trên mạng xã hội đúng không?
- Cán bộ, công chức Viện kiểm sát không được dùng tên, hình ảnh ngành trên mạng xã hội đúng không?
- Khi sử dụng tài khoản Internet, mạng xã hội, cán bộ, công chức Viện kiểm sát phải tuân thủ những quy định nào?
- Cán bộ, công chức Viện kiểm sát không được sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền những thông tin nào?
Cán bộ, công chức Viện kiểm sát không được dùng tên, hình ảnh ngành trên mạng xã hội đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy định về ứng xử và văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 457/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định:
Ứng xử trên Internet, mạng xã hội
1. Đăng ký tài khoản trên Internet, mạng xã hội
a) Không mạo danh tổ chức, cá nhân khác; không sử dụng tên, hình ảnh, phù hiệu của Ngành, của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân làm ảnh đại diện, tài khoản cá nhân, tên đăng nhập, mật khẩu; không cung cấp hoặc công khai thông tin cá nhân có liên quan đến đơn vị khi đăng ký tài khoản Internet, mạng xã hội; không sử dụng từ ngữ, hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa làm tên tài khoản, ảnh đại diện tài khoản Internet, mạng xã hội;
b) Khi phát hiện tài khoản cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, bị lợi dụng để thực hiện hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải kịp thời thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ và báo cáo cho lãnh đạo đơn vị, cơ quan chức năng;
c) Không cho, cho mượn, cho thuê, bán, thế chấp tài khoản cá nhân của mình; không mượn, thuê, mua, nhận thế chấp hoặc chiếm đoạt tài khoản của cá nhân, tổ chức khác để thực hiện hành vi trái quy định pháp luật.
...
Theo quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Viện Kiểm sát nhân dân không được sử dụng tên, hình ảnh, phù hiệu của Ngành, của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân làm ảnh đại diện, tài khoản cá nhân, tên đăng nhập, mật khẩu.
Điều này, cũng có nghĩa là cán bộ, công chức Viện kiểm sát không được dùng tên, hình ảnh Ngành làm ảnh đại diện, tài khoản trên mạng xã hội.
Cán bộ, công chức Viện kiểm sát không được dùng tên, hình ảnh ngành trên mạng xã hội đúng không? (Hình từ Internet)
Khi sử dụng tài khoản Internet, mạng xã hội, cán bộ, công chức Viện kiểm sát phải tuân thủ những quy định nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy định về ứng xử và văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 457/QĐ-VKSTC năm 2023, khi sử dụng tài khoản Internet, mạng xã hội, cán bộ, công chức Viện kiểm sát phải tuân thủ:
(1) Không đăng tải, lưu trữ, bình luận, phát tán, chia sẻ các thông tin, tài liệu, hình ảnh có nội dung sai sự thật, chưa được kiểm chứng, trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành;
(2) Bảo đảm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, vùng miền, giới tính, tôn giáo; không cổ xúy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn hóa.
Nhận xét đúng mực, có văn hóa, trách nhiệm về những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm;
(3) Khi phát hiện những ý kiến, thông tin trái chiều hoặc hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn, lĩnh vực quản lý phải báo cáo lãnh đạo để kịp thời xử lý, giải quyết.
(4) Không sử dụng trang phục, hình ảnh của Ngành khi tham gia mạng xã hội với mục đích cá nhân.
(5) Thực hiện nghiêm túc quy định về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet, mạng xã hội theo quy định của pháp luật và của Ngành.
Cán bộ, công chức Viện kiểm sát không được sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền những thông tin nào?
Căn cứ Điều 17 Quy định về ứng xử và văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 457/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:
Những việc phải làm
1. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành. Thực hiện tự soi, tự sửa trong quá trình phấn đấu, rèn luyện bản thân.
2. Tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ hoặc thông tin khác gây ảnh hưởng đến hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
4. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là vai trò tiên phong, gương mẫu của người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị.
5. Thực hiện nghiêm túc Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
Theo đó, cán bộ, công chức Viện kiểm sát không được sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ hoặc thông tin khác gây ảnh hưởng đến hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân.
Lưu ý: Những quy định trên không áp dụng đối với Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?