Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng cần làm gì?

Cơ quan nào có trách nhiệm đánh giá trẻ em bị bỏ rơi đang được tổ chức tạm thời nuôi dưỡng làm con nuôi? Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng cần làm gì? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Phong ở Long Thành.

Cơ quan nào có trách nhiệm đánh giá trẻ em bị bỏ rơi đang được tổ chức tạm thời nuôi dưỡng làm con nuôi?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
1. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã hàng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đánh giá trẻ em bị bỏ rơi đang được tổ chức tạm thời nuôi dưỡng làm con nuôi.

Nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi

Nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi (Hình từ Internet)

Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng cần làm gì?

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
...
2. Trường hợp tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa vào sống ở cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi, xin ý kiến của cơ quan chủ quản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.
...

Theo đó, nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi được quy định như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
...
3. Việc tìm người nhận trẻ em làm con nuôi được thực hiện như sau:
a) Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi theo quy định tại Điều 16 của Luật nuôi con nuôi thì Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và giới thiệu người nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi, đối với trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi. Sau khi hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi cho Cục Con nuôi để thông báo tìm người nhận con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi.
Đối với trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi và gửi Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi và khoản 3 Điều 16 của Nghị định này để tìm người nhận con nuôi đích danh có điều kiện phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.

Theo đó, công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi theo quy định tại Điều 16 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và giới thiệu người nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm những nhóm nào?
Pháp luật
10 tuổi phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở có được xem là hoàn cảnh đặc biệt hay không?
Pháp luật
Trẻ em vi phạm pháp luật có thuộc nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Trẻ em vi phạm pháp luật là trẻ em như thế nào?
Pháp luật
Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng cần làm gì?
Pháp luật
Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng cần làm gì?
Pháp luật
Trẻ em có cha mẹ mất tích thì có thuộc hoàn cảnh đặc biệt không? Chính sách bảo trợ xã hội về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người thân thích của trẻ em khi nhận chăm sóc thay thế có cần phải đăng ký hay không? Ai có thẩm quyền quyết định giao trẻ em cho gia đình nhận chăm sóc thay thế?
Pháp luật
Trẻ em không nơi nương tựa được hiểu như thế nào? Trẻ em không nơi nương tựa có được xem là có hoàn cảnh đặc biệt hay không?
Pháp luật
Thế nào là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt? Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm các nhóm trẻ em nào? Trẻ em có các quyền gì?
Pháp luật
Giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hiểu như thế nào? Quản lý về giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bao gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
635 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào