Mức phụ cấp lưu động từ năm 2023: Cán bộ, công chức, viên chức nào được hưởng và mức hưởng phụ cấp lưu động là bao nhiêu?
Cán bộ, công chức, viên chức nào được hưởng phụ cấp lưu động?
Căn cứ khoản 6 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì phụ cấp lưu động áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Theo đó:
- Về phạm vi áp dụng thì căn cứ Mục I Thông tư 06/2005/TT-BNV phụ cấp lưu động được áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, điều kiện sinh hoạt không ổn định.
- Về đối tượng áp dụng phụ cấp lưu động thì căn cứ tiểu mục 2 Mục II Thông tư 06/2005/TT-BNV thì
(1) Mức 1, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
- Tổ, đội công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du;
- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và những người trong thời gian thử việc) công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà trong tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc.
(2) Mức 2, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
- Tổ, đội khoan, thăm dò thuộc các liên đoàn địa chất;
- Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc liên đoàn địa chất khu vực;
- Tổ, đội khảo sát, đo đạc khí tượng thủy văn;
- Tổ, đội điều tra, đo đạc nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản;
- Tổ, đội chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.
- Tổ, đội thường xuyên tăng cường đi tuyến cơ sở để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thuộc địa bàn xã, thôn, bản, ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.
(3) Mức 3, hệ số 0,6 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
- Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm khoáng sản thuộc liên đoàn địa chất chuyên đề;
- Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, đo đạc địa hình;
- Tổ, đội khảo sát, điều tra rừng;
- Tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các miền núi cao, biên giới, hải đảo, nơi xôi hẻo lánh.
Mức phụ cấp lưu động từ năm 2023: Cán bộ, công chức, viên chức nào được hưởng và mức hưởng phụ cấp lưu động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cách tính mức phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục III Thông tư 06/2005/TT-BNV thì cách tính phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như sau:
- Phụ cấp lưu động được tính trả theo số ngày thực tế lưu động và được trả cùng kỳ lương hàng tháng theo công thức sau:
- Các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp lưu động thì không hưởng chế độ công tác phí.
- Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp lưu động:
+ Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảo toàn bộ, phụ cấp lưu động do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
+ Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp lưu động do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Mức phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2023 có tăng hay không?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Thông tư 06/2005/TT-BNV thì phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu chung này hiện nay được hiểu là lương cơ sở.
Theo đó, mức phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay được tính dựa vào hệ số và mức lương cơ sở.
Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 Quốc hội đã quy định về việc sẽ tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023.
Như vậy, từ nay đến hết ngày 30/6/2023, lương cơ sở vẫn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng.
Cụ thể, mức phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2023:
(1) Mức phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023:
Mức | Hệ số | Mức phụ cấp lưu động |
1 | 0,2 | 298.000 đồng |
2 | 0,4 | 596.000 đồng |
3 | 0,6 | 894.000 đồng |
(2) Mức phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2023 trở về sau:
Mức | Hệ số | Mức phụ cấp lưu động |
1 | 0,2 | 360.000 đồng |
2 | 0,4 | 720.000 đồng |
3 | 0,6 | 1.080.000 đồng |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?
- Cách viết biên bản kiểm phiếu đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm? Cơ sở đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm?
- Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng “Thế trận lòng dân” gắn với nội dung gì theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 2030?
- Thuế tự vệ được gia hạn thời hạn áp dụng khi nào? Công thức tính thuế tự vệ theo mức thuế tuyệt đối thế nào?