Mức cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội tối đa đối với cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?
- Cán bộ, công chức, viên chức có thuộc đối tượng vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội không?
- Mức cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội tối đa đối với cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?
- Cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập bao nhiêu thì có thể được mua, thuê mua nhà ở xã hội?
Cán bộ, công chức, viên chức có thuộc đối tượng vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội không?
Căn cứ khoản 5 Điều 77 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
...
5. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 76 của Luật này mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở; đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này thì được vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
...
Và theo quy định tại khoản 8 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
...
7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.
8. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
...
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức thuộc một trong những đối tượng được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.
Mức cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội tối đa đối với cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội tối đa đối với cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về mức vốn vay như sau:
Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 76 của Luật Nhà ở để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội;
c) Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;
d) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.
...
3. Mức vốn vay:
a) Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà;
b) Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án sử dụng vốn, tối đa không quá 01 tỷ đồng, có căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng, đơn giá xây dựng nhà ở của cấp có thẩm quyền và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
...
Như vậy, mức cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội tối đa đối với cán bộ, công chức, viên chức bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội; Tải
- Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định 100/2024/NĐ-CP và của pháp luật về nhà ở;
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.
Cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập bao nhiêu thì có thể được mua, thuê mua nhà ở xã hội?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thu nhập.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức để có thể được mua, thuê mua nhà ở xã hội cần phải đáp ứng điều kiện thu nhập cụ thể như sau:
- Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc xác nhận.
Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc xác nhận.
Lưu ý: Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm cán bộ, công chức, viên chức nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?