Mức án phạt cao nhất tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là bao nhiêu năm tù?
- Mức án phạt cao nhất tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là bao nhiêu năm tù?
- Người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải không?
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có được xem là hành vi tham nhũng?
Mức án phạt cao nhất tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm s khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ như sau:
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo quy định trên thì tùy vào tính chất, mức độ phạm tội mà người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt tương ứng.
Trong trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên thì sẽ phải chịu hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
Đồng thời, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Mức án phạt cao nhất tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải không?
Căn cứ vào quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
...
Theo đó, người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Như vậy, trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có được xem là hành vi tham nhũng?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định như sau:
Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước nếu có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi thì được xem là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?