Mưa bão cây cối ngã đổ làm hư hỏng tài sản người khác (hàng rào và nhà kho) thì có phải bồi thường thiệt hại không?
- Mưa bão cây cối ngã đổ làm hư hỏng hàng rào và nhà kho có phải bồi thường thiệt hại không?
- Mưa bão gây đổ cây có được xem là sự kiện bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm không?
- Cây cối ngã đổ gây thiệt hại thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp cây cối ngã đổ như thế nào?
Mưa bão cây cối ngã đổ làm hư hỏng hàng rào và nhà kho có phải bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy việc tài sản nhà hàng xóm cụ thể là cây cối xâm hại đến tài sản nhà bạn thì chủ của tài sản gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trừ khi thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng.
Mưa làm đổ cây có phải bồi thường thiệt hại không?
Mưa bão gây đổ cây có được xem là sự kiện bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sự kiện bất khả kháng được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy mưa bão có thể không được xem là sự kiện bất khả kháng vì hiện nay luôn công cụ dự báo thời tiết để dự báo khi nào có bão, vậy nên mưa bão có khả năng làm đổ những cây cối có kích thước lớn và cao là hoàn toàn có khả năng, trường hợp này thì chủ sở hữu của cây phải tìm mọi cách để đảm bảo an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
Cây cối ngã đổ gây thiệt hại thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Như vậy trong trường hợp của bạn người hàng xóm phải có trách nhiệm do những thiệt hại của việc đổ cây gây ra cho nhà bạn. Trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp cây cối ngã đổ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?