Mỗi chai chứa khí bằng thép không hàn thử áp suất hoặc kiểm tra bằng siêu âm quy định như thế nào?
Chai chứa khí bằng thép không hàn được đưa vào kiểm tra và thử định kỳ khi nào?
Chu kỳ kiểm tra và thử định kỳ của chai chứa khí bằng thép không hàn theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10363:2014 (ISO 6406:2005) cụ thể:
Chu kỳ kiểm tra và thử định kỳ
Một chai chứa khí phải được đưa vào kiểm tra và thử định kỳ sau khi hết hạn thời gian tính từ khi nhận được lần đầu từ người nạp được xác lập phù hợp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quốc gia hoặc với các yêu cầu của khuyến nghị của Liên hiệp quốc về vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm - Quy định mẫu (xem Phụ lục A).
Nếu chai vẫn ở trong các điều kiện sử dụng bình thường và không có sự sử dụng quá mức và không ở trong tình trạng không bình thường có thể làm cho chai mất an toàn thì không yêu cầu người sử dụng phải đưa chai chứa khí về để kiểm tra và thử định kỳ trước khi sử dụng hết khí chứa mặc dù chu kỳ kiểm tra định kỳ có thể đã trôi qua.
Người chủ sở hữu hoặc người sử dụng có trách nhiệm đưa chai chứa khí để kiểm tra và thử nghiệm định kỳ trong chu kỳ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quy định hoặc theo quy định trong tiêu chuẩn thiết kế chai chứa khí có liên quan nếu chu kỳ này ngắn hơn.
Theo đó, một chai chứa khí bằng thép không hàn phải được đưa vào kiểm tra và thử định kỳ sau khi hết hạn thời gian tính từ khi nhận được lần đầu từ người nạp được xác lập phù hợp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quốc gia hoặc với các yêu cầu của khuyến nghị của Liên hiệp quốc về vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm - Quy định mẫu (xem Phụ lục A).
Bên cạnh đó, nếu chai vẫn ở trong các điều kiện sử dụng bình thường và không có sự sử dụng quá mức và không ở trong tình trạng không bình thường có thể làm cho chai mất an toàn thì không yêu cầu người sử dụng phải đưa chai chứa khí về để kiểm tra và thử định kỳ trước khi sử dụng hết khí chứa mặc dù chu kỳ kiểm tra định kỳ có thể đã trôi qua.
Ngoài ra, người chủ sở hữu hoặc người sử dụng có trách nhiệm đưa chai chứa khí để kiểm tra và thử nghiệm định kỳ trong chu kỳ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quy định hoặc theo quy định trong tiêu chuẩn thiết kế chai chứa khí có liên quan nếu chu kỳ này ngắn hơn.
Chai chứa khí bằng thép không hàn (Hình từ Internet)
Mỗi chai chứa khí bằng thép không hàn thử áp suất hoặc kiểm tra bằng siêu âm quy định như thế nào?
Quy định chung của mỗi chai chứa khí bằng thép không hàn phải được thử áp suất hoặc kiểm tra bằng siêu âm theo tiểu mục 11.1 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10363:2014 (ISO 6406:2005) cụ thể:
CẢNH BÁO: Phải đảm bảo chắc chắn có biện pháp an toàn thích hợp để vận hành an toàn và khi có sự giải phóng năng lượng trong quá trình thao tác.
Cần lưu ý rằng các thử nghiệm với áp suất khí nén đòi hỏi phải có sự đề phòng cẩn thận hơn so với các thử nghiệm bằng áp suất thủy lực bởi vì, bất kể cỡ kích thước của bình chứa, bất cứ sai sót nào trong thực hiện thử nghiệm này đều có nguy cơ cao dẫn đến sự phá hủy dưới tác dụng của áp suất khí.
Vì vậy, chỉ được tiến hành các thử nghiệm này sau khi bảo đảm rằng các biện pháp an toàn đáp ứng được các yêu cầu về an toàn.
Mỗi chai phải được thử áp suất thủy lực bằng môi chất thích hợp, môi chất thử thường sử dụng là nước.
Thử thủy lực có thể là thử bền cũng như thử độ giãn nở thể tích để đánh giá đặc tính kỹ thuật thiết kế của chai. Có thể thay thế thử áp suất thử thủy lực bằng thử ở áp suất thử khí nén.
Khi đã quyết định sử dụng một kiểu thử riêng biệt thì các kết quả thử phải là các kết quả thử cuối cùng. Áp suất thử phải tuân theo áp suất thử đóng trên chai.
Khi một chai không đáp ứng được yêu cầu của một trong các thử nghiệm nêu trên, không được áp dụng các phương pháp thử khác để cấp chứng nhận cho chai này.
Khi chuẩn bị và thử chai chứa khí bằng thép không hàn thì phải nhận dạng chai như thế nào?
Nhận dạng chai và chuẩn bị cho kiểm tra và thử theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10363:2014 (ISO 6406:2005) cụ thể:
Trước khi thực hiện bất cứ công việc gì phải có sự nhận biết dữ liệu có liên quan, dung lượng của chai và quyền sở hữu chai [ví dụ: từ nhãn dán trên chai và nhãn dập trên chai, xem TCVN.10367 (ISO 13769)]. Các chai được ghi nhãn không đúng hoặc không đọc được hoặc không biết khí chứa phải được để sang một bên để xử lý riêng.
Nếu khí chứa trong chai được nhận dạng là hyđro hoặc khi gây giòn khác thì chỉ những chai được chế tạo hoặc được cấp chứng chỉ là các chai chứa hyđro mới được sử dụng chứa khí này. Phải kiểm tra để bảo đảm rằng chai thích hợp để chứa hyđro, nghĩa là thích hợp về mặt giới hạn bền kéo lớn nhất và trạng thái bề mặt bên trong. Các chai phù hợp với TCVN 10367 (ISO 13769) được ghi nhãn “H”.
Tất cả các chai khác phải được loại ra khỏi dịch vụ chứa hyđro và phải kiểm tra sự phù hợp của chúng với dịch vụ mới theo dự định [xem TCVN 10359 (ISO 11621)].
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?