Mới bị bẻ trộm gương chiếu hậu thì có bị xử phạt khi tham gia giao thông trên đường hay không? Người bẻ trộm gương chiếu hậu trên xe ô tô có thể bị xử phạt như thế nào?
Mới bị bẻ trộm gương chiếu hậu thì có bị xử phạt khi tham gia giao thông trên đường hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:
"Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
..."
Theo đó, để tham gia giao thông thì xe ô tô phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định trên.
Trường hợp bị bẻ trộm gương chiếu hậu thì bạn phải khắc phục hậu quả của mình ngay, nếu tham gia giao thông mà thiếu gương chiếu hậu thì đồng nghĩa với việc không đủ điều kiện nhưng vẫn tham gia giao thông thì bạn vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định.
Tham gia giao thông khi xe vừa bị bẻ trộm gương chiếu hậu (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe ô tô không đáp ứng đủ điều kiện về gương chiếu hậu khi tham gia giao thông thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
...
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định."
Như vậy, với lỗi điều khiển xe ô tô không có đủ gương có chiếu hậu thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Ngoài ra bạn còn buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả lắp đầy đủ thiết bị theo quy định.
Người bẻ trộm gương chiếu hậu trên xe ô tô có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
"Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật
..."
Ngoài ra tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp."
Như vậy, đối với người có hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trong một số trường hợp có thể chịu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ và giá trị của tài sản bị trộm mà có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định vừa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi màu sắc của nền biển số xe có bị pháp luật cấm? Từ năm 2025, thay đổi màu sắc của nền biển số xe bị phạt bao nhiêu?
- Mức xử phạt xe ô tô quá hạn đăng kiểm năm 2025 là bao nhiêu? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?
- Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm đến tính mạng không? Nguyên nhân tiên phát của ung thư cổ tử cung?
- Tháng Giêng là tháng mấy 2025? Tháng Giêng âm lịch 2025 có bao nhiêu ngày? Tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?
- Mẫu Báo cáo về tổ chức hoạt động của quỹ từ thiện mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Hạn nộp báo cáo?