Mô tả và đánh giá hiện trạng công trình cấp nước để lập kế hoạch cấp nước an toàn từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung gồm những nội dung gì?
- Mô tả và đánh giá hiện trạng công trình cấp nước để lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung gồm những nội dung gì?
- Đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước khi lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung như thế nào?
- Để lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, xây dựng kịch bản, quy trình kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố trong trường hợp vận hành mất kiểm soát như thế nào?
Mô tả và đánh giá hiện trạng công trình cấp nước để lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nội dung lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
1. Mô tả và đánh giá hiện trạng công trình cấp nước.
a) Mô tả và đánh giá hiện trạng nguồn nước, phạm vi cấp nước; hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng; các yêu cầu về số lượng, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thất thoát nước;
b) Sơ đồ quy trình công nghệ cấp nước gồm thu nước, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng;
c) Thông tin cơ bản về khách hàng, giá nước;
d) Đánh giá quá trình vận hành công trình, các sự cố đã xảy ra (nếu có).
...
Như vậy, để lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, mô tả và đánh giá hiện trạng công trình cấp nước gồm những nội dung sau:
- Mô tả và đánh giá hiện trạng nguồn nước, phạm vi cấp nước; hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng; các yêu cầu về số lượng, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thất thoát nước;
- Sơ đồ quy trình công nghệ cấp nước gồm thu nước, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng;
- Thông tin cơ bản về khách hàng, giá nước;
- Đánh giá quá trình vận hành công trình, các sự cố đã xảy ra (nếu có).
Lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung (Hình từ Internet)
Đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước khi lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nội dung lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
...
2. Đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước.
a) Mô tả nội dung nguy hại đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng. Phân loại nguy hại theo các yếu tố về sinh học, hóa học, vật lý và nguy hại khác; phân tích, đánh giá mức độ nguy hại đối với công trình cấp nước;
b) Đánh giá mức độ tác động rủi ro trên cơ sở tần suất xảy ra và mức độ nguy hại. Xác định điểm rủi ro theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, đề xuất giới hạn mất an toàn cấp nước của công trình theo Mẫu số 01, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đánh giá sự cố có thể xảy ra theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng. Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố có thể xảy ra theo Mẫu số 02, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước khi lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung như sau:
- Mô tả nội dung nguy hại đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng. Phân loại nguy hại theo các yếu tố về sinh học, hóa học, vật lý và nguy hại khác; phân tích, đánh giá mức độ nguy hại đối với công trình cấp nước;
- Đánh giá mức độ tác động rủi ro trên cơ sở tần suất xảy ra và mức độ nguy hại. Xác định điểm rủi ro theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, đề xuất giới hạn mất an toàn cấp nước của công trình theo Mẫu số 01, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT;
- Đánh giá sự cố có thể xảy ra theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng.
Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố có thể xảy ra theo Mẫu số 02, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT.
Để lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, xây dựng kịch bản, quy trình kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố trong trường hợp vận hành mất kiểm soát như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nội dung lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
...
3. Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục sự cố bổ sung và lập kế hoạch cải thiện từng bước.
a) Đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố đang áp dụng trên cơ sở mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng theo Mẫu số 03, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố bổ sung theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng theo Mẫu số 04, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Lập kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa khắc phục các rủi ro, sự cố theo mức độ ưu tiên, cải thiện từng bước.
4. Xây dựng kịch bản, quy trình kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố trong trường hợp vận hành mất kiểm soát.
a) Xây dựng kịch bản các sự cố mất kiểm soát, tình huống khẩn cấp từ nguồn nước cấp, thu, trữ, xử lý, phân phối nước và các phương án, quy trình ứng phó kịp thời; đề xuất biện pháp cấp nước thay thế trong trường hợp gián đoạn cấp nước trên 48 giờ;
b) Dự kiến nguồn lực, kinh phí và phân công tổ chức thực hiện.
5. Xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát và kế hoạch cấp nước an toàn.
a) Xác định các chỉ số kiểm tra, đánh giá và giới hạn kiểm soát mất an toàn công trình cấp nước;
b) Xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát và kế hoạch cấp nước an toàn thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
6. Xây dựng, quản lý dữ liệu về kế hoạch cấp nước an toàn.
a) Xây dựng, lưu trữ, quản lý các tài liệu thuộc kế hoạch cấp nước an toàn; quy trình quản lý vận hành; nhật ký vận hành; hồ sơ khách hàng; kết quả kiểm tra và đánh giá, các biện pháp khắc phục sự cố;
b) Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại và phản ánh của khách hàng, cộng đồng.
Theo đó, xây dựng kịch bản, quy trình kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố trong trường hợp vận hành mất kiểm soát như sau:
- Xây dựng kịch bản các sự cố mất kiểm soát, tình huống khẩn cấp từ nguồn nước cấp, thu, trữ, xử lý, phân phối nước và các phương án, quy trình ứng phó kịp thời; đề xuất biện pháp cấp nước thay thế trong trường hợp gián đoạn cấp nước trên 48 giờ;
- Dự kiến nguồn lực, kinh phí và phân công tổ chức thực hiện.
Ngoài ra còn còn có nội dung xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục sự cố bổ sung và lập kế hoạch cải thiện từng bước; Xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát và kế hoạch cấp nước an toàn và xây dựng, quản lý dữ liệu về kế hoạch cấp nước an toàn để lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?