Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn có được lấy trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước hay không?

Vui lòng giải đáp giúp tôi một số thắc mắc về kế hoạch cấp nước an toàn. Mục đích của kế hoạch này là gì? Nội dung chính của kế hoạch gồm những gì? Khi thực hiện, kinh phí được lấy từ đâu? Có phải được lấy trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước hay không?

Mục đích của kế hoạch cấp nước an toàn là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 08/2012/TT-BXD có quy định như sau:

"Điều 2. Giải thích thuật ngữ
1. Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định.
2. Bảo đảm cấp nước an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước.
3. Kế hoạch cấp nước an toàn là các nội dung cụ thể để triển khai thực hiện việc bảo đảm cấp nước an toàn."

Từ những quy định trên, có thể thấy cơ quan có thẩm quyền xây dựng nội dung kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn, với mục đích giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước.

Kế hoạch cấp nước an toàn

Kế hoạch cấp nước an toàn (Hình từ Internet)

Kế hoạch cấp nước an toàn được xây dựng gồm những nội dung chính nào?

Theo Điều 4 Thông tư 08/2012/TT-BXD có quy định nội dung kế hoạch cấp nước an toàn gồm những nội dung cụ thể như sau:

"Điều 4. Nội dung kế hoạch cấp nước an toàn
1. Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống cấp nước bao gồm:
a) Nguồn nước, phạm vi cấp nước, vị trí thu, xử lý, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước;
b) Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước;
c) Các thông tin cơ bản về khách hàng sử dụng nước.
2. Xác định, phân tích và đánh giá mức độ các nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước bao gồm:
a) Các nguy cơ, rủi ro từ nguồn nước, lưu vực;
b) Các nguy cơ, rủi ro về mặt hoá học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước;
c) Các nguy cơ, rủi ro đối với việc bảo đảm cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước;
d) Xác định thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro để đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa.
3. Xác định các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và lập kế hoạch triển khai áp dụng bao gồm:
a) Rà soát các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục đang áp dụng;
b) Đề xuất các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục bổ sung;
c) Lập kế hoạch triển khai áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục rủi ro.
4. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro.
5. Lập kế hoạch, quy trình ứng phó với biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành có sự cố, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp bao gồm:
a) Phát hiện và thông báo sự cố;
b) Bảo đảm thông tin, liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng;
c) Xác định nguyên nhân sự cố;
d) Xác định các hành động cần thiết để ứng phó với sự cố;
đ) Thực hiện các hành động ứng phó;
e) Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng và các quy định riêng của hợp đồng dịch vụ cấp nước đã ký kết;
f) Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài;
g) Giải trình, báo cáo;
h) Lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục;
i) Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.
6. Xây dựng các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn bao gồm:
a) Chất lượng nước sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và các mục đích khác;
b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng dịch vụ cấp nước theo quy định;
c) Các yêu cầu về quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý ISO: 9000.
7. Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan về cấp nước an toàn:
a) Lập danh mục các văn bản, tài liệu và các thông tin liên quan đến công tác cấp nước an toàn;
b) Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu;
c) Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ;
d) Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản, tài liệu và chỉnh sửa khi cần thiết;
đ) Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để tiến hành đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước;
e) Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng.
8. Lập các chương trình hỗ trợ và kế hoạch triển khai bao gồm:
a) Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố;
b) Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn;
c) Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn;
d) Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.
9. Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn; đề xuất, kiến nghị điều chỉnh kế hoạch cấp nước an toàn cho giai đoạn tiếp theo."

Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn có được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước hay không?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2012/TT-BXD về kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cụ thể như sau;

"Điều 5. Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn
Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn do đơn vị cấp nước lập và được tính vào chi phí sản xuất chung trong giá tiêu thụ nước sạch được thẩm định và phê duyệt theo quy định."

Như vậy, kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn sẽ do đơn vị cấp nước lập và được tính vào chi phí sản xuất chung trong giá tiêu thụ nước sạch được thẩm định và phê duyệt theo quy định, không lấy trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước.

Kế hoạch cấp nước an toàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
UBND cấp tỉnh phải phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 6 đúng không?
Pháp luật
Kiểm tra, đánh giá độc lập định kỳ việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung như thế nào?
Pháp luật
Mô tả và đánh giá hiện trạng công trình cấp nước để lập kế hoạch cấp nước an toàn từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh điều chỉnh thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn có được lấy trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế hoạch cấp nước an toàn
1,048 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế hoạch cấp nước an toàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch cấp nước an toàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào