BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/2022/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 12 năm 2022
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG
THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm
2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm
2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số
124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP
ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Nghị định số
98/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
Theo đề nghị của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thủy lợi;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an
toàn khu vực nông thôn.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về:
a) Quy trình xây dựng, phê duyệt,
thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh và kế hoạch cấp
nước an toàn công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung có công suất từ 100m3/ngày
đêm trở lên;
b) Việc thu, xử lý và trữ nước
an toàn hộ gia đình khu vực nông thôn.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với
các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xây dựng, phê duyệt, thực hiện kế
hoạch cấp nước an toàn và thu, xử lý, trữ nước an toàn hộ gia đình khu vực nông
thôn.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. Cấp nước an toàn là
việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ số lượng nước, đảm
bảo chất lượng nước theo quy định của pháp luật và kiểm soát được rủi ro theo kế
hoạch cấp nước an toàn đã được phê duyệt.
2. Kế hoạch cấp nước an toàn
đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung là các nội dung cụ thể
để phát hiện, phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro trên toàn bộ hệ thống cấp
nước từ nguồn nước qua hệ thống thu nước, quá trình xử lý, dự trữ và phân phối
đến khách hàng.
3. Bảo đảm cấp nước an toàn
đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung là các hoạt động nhằm
phát hiện, phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các nguy cơ, rủi ro gây mất an
toàn cấp nước từ nguồn nước qua hệ thống thu nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến
khách hàng theo kế hoạch cấp nước an toàn được phê duyệt.
Điều 3.
Nguyên tắc bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn
1. Đảm bảo số lượng, chất lượng
nước cấp và chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động bền vững công
trình.
2. Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng
đồng, phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu các bệnh lây truyền qua đường nước.
3. Giảm tỷ lệ thất thoát nước,
tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường, sinh thái.
Chương II
BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN
KHU VỰC NÔNG THÔN
Mục 1. KẾ HOẠCH
CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN CẤP TỈNH
Điều 4. Yêu
cầu cơ bản của công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung bảo đảm cấp nước an
toàn
1. Bảo đảm cấp nước liên tục, ổn
định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật.
2. Các hạng mục công trình thu,
xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng
theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Có phương án kiểm soát các
nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách
hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên
48 giờ.
4. Có cơ chế quản lý tài chính
rõ ràng, doanh thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy phục vụ công tác duy tu, sửa
chữa nhỏ và khắc phục sự cố.
Điều 5. Nội
dung kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh
1. Sự cần thiết phê duyệt kế hoạch
cấp nước an toàn.
2. Thực trạng công trình cấp nước
sạch nông thôn tập trung trên địa bàn cấp tỉnh.
3. Mục tiêu tổng quát và mục
tiêu cụ thể.
4. Nội dung và giải pháp thực
hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
5. Danh mục công trình cấp nước
sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn
cấp tỉnh theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này.
6. Kinh phí thực hiện.
7. Trách nhiệm thực hiện kế hoạch
cấp nước an toàn.
Điều 6. Xây
dựng và phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh
1. Kỳ kế hoạch cấp nước an toàn
cấp tỉnh là 05 năm.
2. Trước ngày 30 tháng 3 của
năm trước kỳ kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản hướng
dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; đơn vị cấp nước về việc đề xuất nội dung
kế hoạch.
3. Trước ngày 30 tháng 4 của
năm trước kỳ kế hoạch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, đơn vị cấp nước đề xuất
nội dung kế hoạch và danh mục công trình đáp ứng yêu cầu tại Điều
4 Thông tư này, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung đề xuất
theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trước ngày 30 tháng 5 của
năm trước kỳ kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp
với các Sở ngành liên quan xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trước ngày 30 tháng 6 của
năm trước kỳ kế hoạch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cấp nước an
toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh.
Điều 7. Điều
chỉnh kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh
1. Kế hoạch cấp nước an toàn
khu vực nông thôn cấp tỉnh được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Kết quả thực hiện cấp nước
an toàn không đạt mục tiêu theo kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp
tỉnh đã được phê duyệt;
b) Đơn vị cấp nước trên địa bàn
tỉnh đăng ký thêm công trình thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
2. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch
cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh điều chỉnh.
a) Trước ngày 30 tháng 3 của
năm xây dựng kế hoạch điều chỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi
văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; đơn vị cấp nước về việc đề
xuất nội dung kế hoạch điều chỉnh;
b) Trước ngày 30 tháng 4 của
năm điều chỉnh kế hoạch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; đơn vị cấp nước đề
xuất nội dung thực hiện cấp nước an toàn và danh mục công trình điều chỉnh đáp ứng
yêu cầu tại Điều 4 Thông tư này, gửi Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Nội dung và danh mục công trình đề xuất điều chỉnh thực hiện
theo Phụ lục I Thông tư này;
c) Trước ngày 30 tháng 5 của
năm điều chỉnh kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp
với các Sở ngành liên quan xây dựng kế hoạch điều chỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh;
d) Trước ngày 30 tháng 6 của
năm xây dựng kế hoạch điều chỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cấp
nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh điều chỉnh.
Mục 2. KẾ HOẠCH
CẤP NƯỚC AN TOÀN ĐỐI VỚI TỪNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG
Điều 8. Nội
dung lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông
thôn tập trung
1. Mô tả và đánh giá hiện trạng
công trình cấp nước.
a) Mô tả và đánh giá hiện trạng
nguồn nước, phạm vi cấp nước; hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến
khách hàng; các yêu cầu về số lượng, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ, tỷ lệ
thất thoát nước;
b) Sơ đồ quy trình công nghệ cấp
nước gồm thu nước, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng;
c) Thông tin cơ bản về khách
hàng, giá nước;
d) Đánh giá quá trình vận hành
công trình, các sự cố đã xảy ra (nếu có).
2. Đánh giá nội dung nguy hại,
rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước.
a) Mô tả nội dung nguy hại đối
với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước
sạch, khu vực khách hàng. Phân loại nguy hại theo các yếu tố về sinh học, hóa học,
vật lý và nguy hại khác; phân tích, đánh giá mức độ nguy hại đối với công trình
cấp nước;
b) Đánh giá mức độ tác động rủi
ro trên cơ sở tần suất xảy ra và mức độ nguy hại. Xác định điểm rủi ro theo mức
độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, đề xuất giới hạn mất an toàn cấp nước của
công trình theo Mẫu số 01, Phụ lục II ban hành
kèm theo Thông tư này;
c) Đánh giá sự cố có thể xảy ra
theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn
nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng. Xây dựng
các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố có thể xảy ra theo Mẫu số 02, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
này.
3. Xây dựng các biện pháp kiểm
soát, phòng ngừa, khắc phục sự cố bổ sung và lập kế hoạch cải thiện từng bước.
a) Đánh giá hiệu quả các biện
pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố đang áp dụng trên cơ sở mức độ
nghiêm trọng và ít nghiêm trọng theo Mẫu số 03, Phụ
lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Xây dựng các biện pháp kiểm
soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố bổ sung theo mức độ nghiêm trọng và ít
nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ,
phân phối nước sạch, khu vực khách hàng theo Mẫu số
04, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Lập kế hoạch triển khai thực
hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa khắc phục các rủi ro, sự cố theo mức độ
ưu tiên, cải thiện từng bước.
4. Xây dựng kịch bản, quy trình
kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố trong trường hợp vận hành mất
kiểm soát.
a) Xây dựng kịch bản các sự cố
mất kiểm soát, tình huống khẩn cấp từ nguồn nước cấp, thu, trữ, xử lý, phân phối
nước và các phương án, quy trình ứng phó kịp thời; đề xuất biện pháp cấp nước
thay thế trong trường hợp gián đoạn cấp nước trên 48 giờ;
b) Dự kiến nguồn lực, kinh phí
và phân công tổ chức thực hiện.
5. Xây dựng chương trình kiểm
tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát và kế hoạch cấp nước an toàn.
a) Xác định các chỉ số kiểm
tra, đánh giá và giới hạn kiểm soát mất an toàn công trình cấp nước;
b) Xây dựng chương trình kiểm
tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát và kế hoạch cấp nước an toàn thường
xuyên, định kỳ và đột xuất.
6. Xây dựng, quản lý dữ liệu về
kế hoạch cấp nước an toàn.
a) Xây dựng, lưu trữ, quản lý
các tài liệu thuộc kế hoạch cấp nước an toàn; quy trình quản lý vận hành; nhật
ký vận hành; hồ sơ khách hàng; kết quả kiểm tra và đánh giá, các biện pháp khắc
phục sự cố;
b) Xây dựng cơ chế tiếp nhận và
xử lý kịp thời các khiếu nại và phản ánh của khách hàng, cộng đồng.
Điều 9. Phê
duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn
tập trung
1. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm
phê duyệt và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị
mình quản lý theo Phụ lục III ban hành kèm theo
Thông tư này.
2. Kinh phí thực hiện kế hoạch
cấp nước an toàn của đơn vị cấp nước được tính vào giá thành sản xuất nước sạch
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 10.
Kiểm tra, đánh giá nội bộ
1. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm
kiểm tra, đánh giá nội bộ về việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với
công trình do đơn vị mình quản lý hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện.
2. Kiểm tra, đánh giá nội bộ được
thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
3. Kiểm tra, đánh giá nội bộ
thường xuyên bao gồm quan sát, kiểm tra tại chỗ từ nguồn nước, hạng mục thu, xử
lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng theo giới hạn an toàn cấp nước
và đưa ra các biện pháp kiểm soát kịp thời trong trường hợp vượt giới hạn cho
phép.
4. Kiểm tra, đánh giá nội bộ định
kỳ được thực hiện 6 tháng và hằng năm theo Phụ lục IV
ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Kiểm tra, đánh giá nội bộ đột
xuất khi có sự cố bất thường xảy ra và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố bất
thường; kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để phối hợp
khắc phục sự cố trong trường hợp liên quan đến nguồn nước, nguồn điện, hành vi
vi phạm pháp luật đối với công trình cấp nước.
6. Kết quả kiểm tra, đánh giá nội
bộ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ tay quản lý vận hành của đơn vị cấp nước.
Điều 11.
Kiểm tra, đánh giá độc lập
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì,
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá
việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.
2. Kiểm tra, đánh giá độc lập
được thực hiện định kỳ và đột xuất.
3. Kiểm tra, đánh giá độc lập định
kỳ.
a) Kiểm tra, đánh giá độc lập định
kỳ được thực hiện hàng năm;
b) Cơ quan kiểm tra có trách
nhiệm ban hành Quyết định kiểm tra, bao gồm các nội dung: Trưởng đoàn, thành
viên đoàn, nội dung và thời gian kiểm tra, đánh giá;
c) Gửi Quyết định kiểm tra tới
đơn vị cấp nước trước thời điểm kiểm tra ít nhất 5 ngày làm việc;
d) Thực hiện kiểm tra tại đơn vị
cấp nước theo các nội dung quy định tại Phụ lục V
ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Biên bản kiểm tra, đánh giá
được lập tại đơn vị cấp nước ngay sau khi kết thúc kiểm tra; đánh giá đầy đủ,
chính xác kết quả kiểm tra; kết luận về thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn tại
đơn vị. Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện
đơn vị cấp nước theo Phụ lục V ban hành kèm theo
Thông tư này;
e) Kết quả kiểm tra, đánh giá
phải được thông báo cho đơn vị cấp nước sau 5 ngày kiểm tra theo ba mức xếp loại:
“Đạt”, “Đạt, cần khắc phục, hoàn thiện” hoặc “Không đạt”, kèm theo các nội
dung, yêu cầu đơn vị cấp nước cần khắc phục, cải thiện và thời gian thực hiện.
Nếu kết quả kiểm tra 2 năm liên tục “Không đạt”, cơ quan kiểm tra báo cáo, đề
nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh loại công trình khỏi danh mục công trình cấp nước
an toàn;
g) Cơ quan kiểm tra đăng tải kết
quả kiểm tra, đánh giá công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh với các nội dung sau: Tên công trình, đơn vị cấp nước; cơ quan kiểm
tra; thời gian và kết quả kiểm tra, đánh giá.
3. Kiểm tra, đánh giá độc lập đột
xuất.
a) Kiểm tra, đánh giá độc lập đột
xuất được thực hiện khi có thông tin, phản ánh của tổ chức, cá nhân về sự cố
liên quan đến số lượng và chất lượng nước cấp; sự cố môi trường có thể ảnh hưởng
đến nguồn nước; kiểm tra chất lượng nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn
nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
b) Cơ quan có thẩm quyền ban
hành Quyết định kiểm tra đột xuất, tiến hành kiểm tra, đánh giá nguồn nước, chất
lượng nước, công tác quản lý vận hành; các nội dung liên quan đến sự cố; kết quả
xét nghiệm chất lượng nước; đánh giá nguyên nhân và lập biên bản kiểm tra, đánh
giá;
c) Căn cứ kết quả kiểm tra,
đánh giá đột xuất, cơ quan kiểm tra yêu cầu đơn vị cấp nước đánh giá nguyên
nhân và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố.
4. Kinh phí thực hiện kiểm tra,
đánh giá độc lập được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương.
Điều 12.
Quy trình kiểm soát và ứng phó trong trường hợp công trình cấp nước nông thôn tập
trung gặp sự cố
Khi phát hiện sự cố, trong trường
hợp cần thiết, đơn vị cấp nước dừng hoạt động của công trình cấp nước.
1. Thông báo cho chính quyền địa
phương, cơ quan chuyên môn và khách hàng về sự cố.
2. Lập biên bản về nội dung sự
cố.
3. Kiểm tra, đánh giá nguyên
nhân và giải quyết sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị. Trường hợp sự cố
nghiêm trọng, đơn vị cấp nước thông tin kịp thời và phối hợp với chính quyền địa
phương, cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục; đề xuất
phương án cấp nước thay thế nếu có khả năng gián đoạn về cấp nước trên 48 giờ.
4. Xử lý sự cố, khôi phục và
cung cấp nước ổn định cho khách hàng. Trong quá trình khắc phục sự cố, đảm bảo
thông tin liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng và thông suốt.
5. Báo cáo và giải trình nội
dung liên quan đến sự cố tới chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn, khách
hàng.
6. Ghi chép vào sổ quản lý vận
hành các thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục.
7. Đánh giá tổng thể sự cố và đề
xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.
Mục 3. QUY ĐỊNH
VỀ THU, TRỮ VÀ XỬ LÝ NƯỚC AN TOÀN HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN
Điều 13.
Yêu cầu sử dụng nguồn nước an toàn
1. Sử dụng nguồn nước an toàn đối
với nước mặt, nước mưa và nước dưới đất theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn,
đảm bảo số lượng, chất lượng nước (trong, không màu, không mùi, không vị);
không bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và làng nghề.
2. Có nguồn nước dự phòng ở khu
vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn,
lũ, ngập lụt, úng.
Điều 14.
Yêu cầu về công trình, thiết bị, dụng cụ thu, trữ và xử lý nước hộ gia đình bảo
đảm an toàn
1. Công trình, thiết bị, dụng cụ
thu, trữ và xử lý nước hộ gia đình được lắp đặt, vận hành, vệ sinh, thay thế định
kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan chuyên môn.
2. Áp dụng các biện pháp xử lý
nước phù hợp với nguồn nước cấp để loại bỏ các tạp chất, chất có hại cho sức khỏe
con người.
3. Không sử dụng các dụng cụ,
thiết bị có chứa các chất độc hại làm dụng cụ thu, xử lý và trữ nước hộ gia
đình.
4. Áp dụng biện pháp khử trùng
thích hợp trước khi sử dụng nước cho mục đích ăn, uống.
Điều 15.
Trách nhiệm của hộ gia đình
1. Thực hiện các biện pháp thu,
trữ và xử lý nước an toàn hộ gia đình theo quy định và hướng dẫn của cơ quan
chuyên môn, chính quyền địa phương.
2. Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra và bảo vệ số lượng, chất lượng nước hộ gia đình, kịp thời thông báo cho
chính quyền địa phương khi phát hiện có hiện tượng bất thường về số lượng, chất
lượng nước đang sử dụng.
3. Lắp đặt thiết bị lọc và xử
lý nước hộ gia đình đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về vật tư, thiết bị và chất lượng
theo quy định khi có khuyến cáo của cơ quan chức năng về chất lượng nguồn nước
cấp.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO ĐẢM
CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN
Điều 16.
Trách nhiệm của Tổng cục Thủy lợi
1. Tổng hợp kết quả thực hiện
và hướng dẫn kiểm tra, đánh giá độc lập kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông
thôn trên phạm vi toàn quốc.
2. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch
cấp nước an toàn khu vực nông thôn cấp tỉnh.
3. Phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho các cơ
quan quản lý, đơn vị cấp nước, hộ gia đình về cấp nước an toàn khu vực nông
thôn.
Điều 17. Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn:
a) Ban hành tài liệu hướng dẫn,
tổ chức tập huấn về xây dựng, phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với công
trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia
đình;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn các
đơn vị cấp nước, các hộ gia đình theo dõi, giám sát và duy trì số lượng, chất
lượng nước;
c) Xây dựng thông tin, dữ liệu
bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn;
d) Hằng năm, báo cáo kết quả thực
hiện cấp nước an toàn cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổng cục Thủy lợi theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn thực hiện cấp nước an toàn cho các khu vực nông thôn lân cận khu vực đô thị
được cung cấp nước từ nhà máy nước đô thị; thực hiện kiểm tra, giám sát số lượng,
chất lượng nước nông thôn theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Ủy
ban nhân dân cấp huyện
1. Phối hợp thực hiện và giám
sát thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với các công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung trên địa bàn.
2. Phối hợp xây dựng thông tin,
dữ liệu về bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.
3. Hằng năm, báo cáo kết quả thực
hiện cấp nước an toàn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 19. Ủy
ban nhân dân cấp xã
1. Chủ trì hướng dẫn, theo dõi,
kiểm tra thực hiện thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình:
a) Theo dõi, kiểm tra, giám sát
chất lượng nước hộ gia đình đảm bảo an toàn;
b) Tuyên truyền, phổ biến kiến
thức và hướng dẫn hộ gia đình thực hiện thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia
đình;
c) Thông báo kịp thời cho các
cá nhân, hộ gia đình sử dụng công trình cấp nước hộ gia đình khi nhận được khuyến
cáo của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến chất lượng nguồn nước và nước cấp;
d) Thống kê danh sách hộ gia
đình thực hiện thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình trên địa bàn quản lý.
2. Hằng năm, báo cáo kết quả thực
hiện cấp nước an toàn cho Ủy ban nhân cấp huyện theo Phụ
lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thực hiện nội dung được quy
định tại Điều 20 Thông tư này khi được giao nhiệm vụ là đơn
vị cấp nước.
Điều 20.
Đơn vị cấp nước
1. Xác định ranh giới, lắp đặt
biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện
và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm,
gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do đơn vị quản lý.
2. Đề xuất lựa chọn các nguồn
nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn
nhằm bảo đảm cung cấp nước cho khách hàng đáp ứng số lượng và chất lượng.
3. Hằng năm, báo cáo Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về kết quả
phê duyệt và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với các công trình do đơn
vị quản lý theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông
tư này.
4. Thực hiện công tác tuyên
truyền, phổ biến, vận động người dân tham gia bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng
nước tiết kiệm và an toàn.
5. Công khai thông tin về thực
hiện kế hoạch cấp nước an toàn của đơn vị.
6. Phối hợp xây dựng thông tin,
dữ liệu về bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 28 tháng 2 năm 2023.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình tổ chức thực
hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc các địa phương phản ánh về
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời bổ sung, sửa đổi.
Điều 22.
Quy định chuyển tiếp
Các kế hoạch cấp nước an toàn
khu vực nông thôn cấp tỉnh và kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình cấp
nước sạch nông thôn tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đã
được phê duyệt./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử của của Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ NN và PTNT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông
tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, TCTL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Hiệp
|
PHỤ LỤC I
MẪU DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP
TRUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………., ngày……
tháng…… năm……
|
DANH
MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN
TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số … ngày … tháng … năm … của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh…)
TT
|
Tên công trình
|
Năm đưa vào sử dụng
|
Công suất phục vụ (m3/ngày đêm)
|
Số hộ cấp nước
|
Nguồn nước cấp
|
Phạm vi cấp nước
|
Thời gian thực hiện cấp nước an toàn
|
Đơn vị thực hiện cấp nước an toàn
|
Nội dung chính
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
MẪU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN ĐỐI VỚI
TỪNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG
(Kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu số 01
|
Đánh giá mức độ tác động rủi
ro đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
|
Mẫu số 02
|
Xây dựng biện pháp kiểm soát,
phòng ngừa và khắc phục sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung.
|
Mẫu số 03
|
Đánh giá hiệu quả các biện
pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố đang áp dụng đối với công trình
cấp nước sạch nông thôn tập trung
|
Mẫu số 04
|
Xây dựng các biện pháp kiểm
soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố bổ sung đối với công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung
|
Mẫu số 01. Đánh giá mức độ tác động rủi ro đối với công
trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
TÊN ĐƠN VỊ CẤP
NƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……,
ngày tháng năm
|
ĐÁNH
GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG RỦI RO ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG
(Ban
hành kèm theo kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung…)
TT
|
Nội dung nguy hại
|
Phân loại nguy hại (S,H,V,K)
|
Tần suất xảy ra nguy hại (T)
|
Mức độ tác động (M)
|
Điểm rủi ro (R)
T x M
|
Mức độ tác động rủi ro
|
Giới hạn mất an toàn về cấp nước
|
I
|
|
Nguồn nước, công trình thu và trạm bơm nước thô
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
|
Công trình xử lý nước
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
|
Mạng phân phối nước sạch
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
IV
|
|
Khu vực khách hàng
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1. Nội dung nguy hại là liệt kê
toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn số lượng, chất lượng, khả năng vận
hành của thiết bị tại các khu vực nguồn nước, hạng mục thu, trữ, xử lý, phân phối
nước sạch, khu vực khách hàng.
2. Phân loại nguy hại (S, H, V,
K): Phân loại nội dung hại theo loại nguy hại sinh học (S), hóa học (H), vật lý
(V) hoặc loại khác (K).
3. Tần suất xảy ra nguy hại (T)
được đánh giá trên cơ sở cho điểm, cụ thể: nội dung nguy hại xảy ra hằng năm bằng
01 điểm, xảy ra hằng quý bằng 02 điểm, xảy ra hằng tháng bằng 03 điểm, xảy ra hằng
tuần bằng 04 điểm, xảy ra hằng ngày bằng 05 điểm.
4. Mức độ tác động (M) được
đánh giá trên cơ sở cho điểm, cụ thể: Mức độ nguy hại không đáng kể bằng 1 điểm,
mức độ nguy hại nhỏ bằng 2 điểm, mức độ nguy hại trung bình bằng 3 điểm, mức độ
nguy hại lớn bằng 4 điểm và mức độ nguy hại rất lớn bằng 5 điểm.
5. Điểm rủi ro (R) được xác định
bằng tích giữa tần suất xảy ra nguy hại (T) và mức độ tác động (M).
6. Mức độ tác động rủi ro được
phân làm hai loại nghiêm trọng và ít nghiêm trọng. Nghiêm trọng nếu điểm rủi ro
lớn hơn hoặc bằng 10 và ít nghiêm trọng nếu điểm rủi ro nhỏ hơn 10. Mức tác động
rủi ro xác định rủi ro nghiêm trọng và ít nghiêm trọng làm cơ sở để mô tả rủi
ro và đánh giá sự cố có thể xảy ra (Mẫu số 02, Phụ lục II)
7. Giới hạn mất an toàn về cấp
nước được mô tả theo các giới hạn kiểm soát của đơn vị cấp nước trên cơ sở tiêu
chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Mẫu số 02. Đánh giá sự cố có thể xảy ra đối với công
trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
TÊN ĐƠN VỊ CẤP
NƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……,
ngày tháng năm
|
XÂY
DỰNG BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA ĐỐI VỚI CÔNG
TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG
(Ban
hành kèm theo kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung…)
TT
|
Nội dung nguy hại
|
Mô tả rủi ro
|
Đánh giá sự cố có thể xảy ra
|
Trách nhiệm các bên liên quan
|
Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố có thể xảy
ra
|
Dự kiến thời gian thực hiện
|
I.
|
Mức độ tác động rủi ro
nghiêm trọng
|
|
1
|
Nguồn nước, công trình thu và
trạm bơm nước thô
|
|
|
|
|
|
2
|
Công trình xử lý nước
|
|
|
|
|
|
3
|
Mạng phân phối nước sạch
|
|
|
|
|
|
4
|
Khu vực khách hàng
|
|
|
|
|
|
II
|
Mức độ tác động rủi ro ít
nghiêm trọng
|
|
1
|
Nguồn nước, công trình thu và
trạm bơm nước thô
|
|
|
|
|
|
2
|
Hệ thống xử lý nước
|
|
|
|
|
|
3
|
Mạng phân phối nước sạch
|
|
|
|
|
|
4
|
Khu vực khách hàng
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 03. Đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát, phòng
ngừa và khắc phục sự cố đang áp dụng đối với công trình cấp nước sạch nông thôn
tập trung
TÊN ĐƠN VỊ CẤP
NƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……,
ngày tháng năm
|
ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, PHÒNG NGỪA KHẮC PHỤC SỰ CỐ ĐANG ÁP DỤNG ĐỐI
VỚI TỪNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG
(Ban
hành kèm theo kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung…)
TT
|
Mối nguy hại
|
Mức độ tác động rủi ro
|
Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục đã thực hiện
|
Đánh giá hiệu quả
|
Nhóm 01: Mức độ tác động rủi
ro nghiêm trọng
|
1
|
Nguồn nước, công trình thu và
trạm bơm nước thô
|
|
|
|
2
|
Hệ thống xử lý nước
|
|
|
|
3
|
Mạng phân phối nước sạch
|
|
|
|
4
|
Khu vực khách hàng
|
|
|
|
Nhóm 02: Mức độ tác động rủi
ro ít nghiêm trọng
|
1
|
Nguồn nước, công trình thu và
trạm bơm nước thô
|
|
|
|
2
|
Hệ thống xử lý nước
|
|
|
|
3
|
Mạng phân phối nước sạch
|
|
|
|
4
|
Khu vực khách hàng
|
|
|
|
Mẫu số 04. Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa
và khắc phục sự cố bổ sung đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
TÊN ĐƠN VỊ CẤP
NƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……,
ngày tháng năm
|
XÂY
DỰNG CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ BỔ SUNG ĐỐI VỚI TỪNG
CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG
(Ban
hành kèm theo kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung…)
TT
|
Nội dung nguy hại
|
Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố đã thực hiện
|
Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố bổ sung
|
Dự kiến thời gian thực hiện
|
I.
|
Mức độ tác động rủi ro
nghiêm trọng
|
1
|
Nguồn nước, công trình thu và
trạm bơm nước thô
|
|
|
|
2
|
Công trình xử lý nước
|
|
|
|
3
|
Mạng phân phối nước sạch
|
|
|
|
4
|
Khu vực khách hàng
|
|
|
|
II
|
Mức độ tác động rủi ro ít
nghiêm trọng
|
1
|
Nguồn nước, công trình thu và
trạm bơm nước thô
|
|
|
|
2
|
Hệ thống xử lý nước
|
|
|
|
3
|
Mạng phân phối nước sạch
|
|
|
|
4
|
Khu vực khách hàng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC III
MẪU HƯỚNG DẪN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN ĐỐI VỚI
TỪNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN ĐƠN VỊ CẤP
NƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-ĐVCN
|
…., ngày……
tháng…… năm……
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn công trình cấp nước sạch nông thôn tập
trung A
(Tên và địa chỉ công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung A)
- Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng
6 năm 2015;
- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
- Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của
Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117.
- Căn cứ Thông tư số…
/2022/TT-BNNPTNT về hướng dẫn bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn;
- Căn cứ Quyết định của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông
thôn tại Quyết định số…. ngày… tháng… năm….
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch
cấp nước an toàn công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung A (Tên và địa
chỉ công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung) với những nội dung chủ yếu
như sau:
1. Kế hoạch cấp nước an toàn đối
với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung A.
2. Hiện trạng công trình cấp nước
(quy mô, công suất thiết kế, hiện trạng khai thác, quản lý vận hành công
trình).
3. Đơn vị thực hiện kế hoạch cấp
nước an toàn.
4. Nội dung thực hiện kế hoạch
cấp nước an toàn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư
này (Phụ lục chi tiết kèm theo).
5. Kinh phí thực hiện.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Tổ chức thực hiện kế hoạch cấp
nước an toàn công trình A theo Quyết định được phê duyệt.
2. Tổ chức kiểm tra, đánh giá nội
bộ thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
3. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất
báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương về tình
hình thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đã được phê duyệt do đơn vị quản lý.
Điều 3. Các đơn vị, bộ
phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 4. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Sở NN và PTNT (để b/c);
- Chính quyền địa phương (để b/c);
....
- Lưu: VT.
|
ĐẠI DIỆN
ĐƠN VỊ CẤP NƯỚC
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: A là tên công trình
cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
PHỤ LỤC IV
MẪU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI TỪNG CÔNG
TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN ĐƠN VỊ KIỂM
TRA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………., ngày……
tháng…… năm……
|
NỘI
DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ĐỊNH KỲ
Công
trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên công trình:
2. Địa chỉ:
3. Thông tin chung về công
trình:
4. Tên đơn vị quản lý vận hành:
5. Ngày kiểm tra, đánh giá:
6. Chịu trách nhiệm thực hiện:
II. NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH
GIÁ
TT
|
Các chỉ tiêu theo dõi
|
Giới hạn kiểm soát
|
Tần suất theo dõi
|
Cán bộ phụ trách
|
Kết quả kiểm tra, đánh giá
|
Các yếu tố cần cải thiện, khắc phục
|
I
|
Nguồn nước, công trình thu
và trạm bơm nước thô
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Công trình xử lý nước
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Mạng phân phối nước sạch
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
IV
|
Khu vực khách hàng
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
V
|
Xét nghiệm chất lượng nước
cấp: Đạt hoặc không đạt. Trường hợp không đạt nêu rõ chỉ tiêu không đạt.
|
III. KẾT LUẬN
IV. KIẾN NGHỊ, CẢI THIỆN
1. Đơn vị cấp nước.
2. Chính quyền địa phương, cơ
quan chuyên môn (nếu có).
3. Khu vực khách hàng.
|
............, ngày……… tháng….. năm……….
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC V
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI TỪNG CÔNG
TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN KIỂM
TRA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………., ngày……
tháng…… năm……
|
BIÊN
BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP
Công
trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên công trình:
2. Địa chỉ:
3. Thông tin chung về công trình:
4. Tên đơn vị quản lý vận hành
công trình:
5. Ngày kiểm tra, đánh giá:
6. Hình thức kiểm tra, đánh
giá:
7. Thành phần Đoàn kiểm tra,
đánh giá:
8. Đại diện đơn vị cấp nước:
II. NHÓM CHỈ TIÊU KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ
Chỉ tiêu
|
Các tiêu chí cần đánh giá
|
Điểm/bình luận và chứng cứ cho điểm
|
Khuyến nghị cải thiện
|
Điểm
|
Bình luận và chứng cứ
|
A. CAM KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
CẤP NƯỚC AN TOÀN
|
|
1. Cam kết của đơn vị cấp nước
về thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 05 điểm.
- Điểm 5: Cam kết thực hiện
kế hoạch cấp nước an toàn được thể hiện trong quy chế hoạt động của đơn vị cấp
nước và hợp đồng cung cấp, tiêu thụ nước sạch.
- Điểm 3: Cam kết thực hiện
kế hoạch cấp nước an toàn chỉ thể hiện trong quy chế hoạt động của đơn vị cấp
nước hoặc hợp đồng cung cấp, tiêu thụ nước sạch.
- Điểm 0: Không thực hiện
nội dung nêu trên.
|
|
|
|
B. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP
NƯỚC AN TOÀN
|
1. Mô tả và đánh giá hiện
trạng công trình cấp nước
|
1.1 Nguồn nước
|
2. Mô tả đầy đủ nguồn nước, số
lượng và chất lượng nguồn nước.
3. Mô tả đầy đủ các hoạt động
ở lưu vực, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 03 điểm.
- Điểm 3: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 1: Thực hiện thiếu
1 nội dung hoặc có đủ 2 nội dung nhưng việc mô tả chưa đầy đủ.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
1.2 Hệ thống xử lý nước
|
4. Mô tả đầy đủ thiết bị xử
lý nước và các thao tác vận hành thiết bị.
5. Mô tả hóa chất được sử dụng
trong xử lý nước.
6. Sơ đồ hoặc bản đồ công nghệ
thể hiện đầy đủ quá trình xử lý nước.
7. Chất lượng nước sau xử lý.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 03 điểm.
- Điểm 3: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 2: Thực hiện 1
trong các nội dung nêu trên hoặc đủ 4 nội dung nhưng việc mô tả chưa đầy
đủ.
- Điểm 1: Thực hiện 2
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên hoặc chỉ có phần mô tả sơ đồ hoặc bản đồ.
|
|
|
|
1.3 Mạng phân phối nước sạch
|
8. Mô tả đầy đủ lưới mạng
phân phối (mạng cấp 1, cấp 2, cấp 3, các van xả khí, xả cặn, đồng hồ đo lượng
nước...).
9. Thống kê các sự cố rò rỉ,
vỡ đường ống và biện pháp khắc phục.
10. Lượng nước, áp lực nước,
chất lượng nước cấp.
11. Thời gian cấp nước trong
ngày. Tỷ lệ thất thoát nước.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 03 điểm.
- Điểm 3: Thực hiện đầy đủ
4 nội dung nêu trên.
- Điểm 1: Thực hiện 2
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
1.4 Khu vực khách hàng
|
12. Mô tả hình thức trữ nước
của khách hàng.
13. Tỷ lệ dùng nước của khách
hàng: ăn uống, sinh hoạt, mục đích khác.
14. Chất lượng nước đến khách
hàng.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 03 điểm.
- Điểm 3: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 2: Thực hiện 2
trong các nội dung nêu trên hoặc đủ 3 nội dung nhưng việc mô tả chưa đầy đủ,
chi tiết.
- Điểm 1: Thực hiện 1
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
1.5 Nhật ký vận hành công
trình
|
15. Nhật ký vận hành công
trình, có ghi lại các sự cố đã xảy ra nếu có.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 03 điểm.
- Điểm 3: Có nhật ký vận
hành công trình, ghi lại các sự cố đã xảy ra.
- Điểm 1: Có nhật ký vận
hành công trình, không ghi lại sự cố đã xảy ra nếu có.
- Điểm 0: Không thực hiện
nội dung nêu trên.
|
|
|
|
2. Đánh giá nội dung nguy
hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước
|
2.1 Mô tả nội dung nguy hại
|
16. Mô tả đầy đủ nội dung
nguy hại từ nguồn nước.
17. Mô tả đầy đủ nội dung
nguy hại từ công trình xử lý nước.
18. Mô tả đầy đủ nội dung
nguy hại từ mạng phân phối nước sạch.
19. Mô tả đầy đủ nội dung
nguy hại khu vực khách hàng.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 07 điểm.
- Điểm 7: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 5: Thực hiện 3
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 3: Thực hiện 2
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 1: Thực hiện 1
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
2.2. Đánh giá mức độ tác động
rủi ro
|
20. Đánh giá mức độ tác động
rủi ro nghiêm trọng, ít nghiêm trọng và giới hạn mất an toàn từ nguồn nước.
21. Đánh giá mức độ tác động
rủi ro nghiêm trọng, ít nghiêm trọng và giới hạn mất an toàn từ công trình xử
lý nước.
22. Đánh giá mức độ tác động
rủi ro nghiêm trọng, ít nghiêm trọng và giới hạn mất an toàn từ mạng phân phối
nước sạch.
23. Đánh giá mức độ tác động
rủi ro nghiêm trọng, ít nghiêm trọng và giới hạn mất an toàn từ khu vực khách
hàng.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 07 điểm.
- Điểm 7: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 5: Thực hiện 3
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 3: Thực hiện 2
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 1: Thực hiện 1
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
2.3 Đánh giá sự cố có thể xảy
ra
|
24. Đánh giá sự cố có thể xảy
ra theo mức độ nghiêm trọng, ít nghiêm trọng từ nguồn nước.
25. Đánh giá sự cố có thể xảy
ra theo mức độ nghiêm trọng, ít nghiêm trọng từ công trình xử lý nước.
26. Đánh giá sự cố có thể xảy
ra theo mức độ nghiêm trọng, ít nghiêm trọng từ mạng phân phối nước sạch.
27. Đánh giá sự cố có thể xảy
ra theo mức độ nghiêm trọng, ít nghiêm trọng từ khu vực khách hàng.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 07 điểm.
- Điểm 7: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 5: Thực hiện 3
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 3: Thực hiện 2
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 1: Thực hiện 1
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên
|
|
|
|
3. Xây dựng các biện pháp
kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và lập kế hoạch cải thiện
|
3.1. Xác định biện pháp kiểm
soát hiện có
|
28. Đánh giá hiệu quả các biện
pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố đang áp dụng theo mức độ nghiêm
trọng và ít nghiêm trọng.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 05 điểm.
- Điểm 5: Thực hiện đầy đủ
nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
3.2. Xây dựng các biện pháp kiểm
soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố bổ sung và lập kế hoạch triển khai thực
hiện
|
29. Xây dựng đầy đủ các biện
pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố bổ sung theo mức độ nghiêm trọng
và ít nghiêm trọng.
30. Lập kế hoạch triển khai
thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các sự cố theo mức
độ ưu tiên, cải thiện từng bước.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 07 điểm.
- Điểm 7: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 3: Thực hiện 1
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
4. Kế hoạch, quy trình kiểm
soát và ứng phó trong trường hợp vận hành có sự cố, mất kiểm soát và tình huống
khẩn cấp và khắc phục sự cố xảy ra (nếu có)
|
4.1. Xây dựng kịch bản, quy trình
kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố
|
31. Xây dựng kịch bản, quy
trình kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố trong trường hợp vận
hành mất kiểm soát theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 8 Thông tư
này.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 05 điểm
- Điểm 5: Thực hiện đầy đủ
nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
nội dung nêu trên.
|
|
|
|
4.2.Trường hợp xảy ra sự cố
|
32. Khắc phục sự cố kịp thời,
đảm bảo số lượng và chất lượng nước, không gián đoạn mất nước trên 48h (đã xảy
ra sự cố)
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 10 điểm.
- Điểm 10: Thực hiện đầy đủ
nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
nội dung nêu trên.
|
|
|
|
5. Xây dựng chương trình
và thực hiện kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát và kế hoạch cấp
nước an toàn
|
5.1. Xây dựng chỉ số kiểm tra
và chương trình kiểm tra, đánh giá nội bộ
|
33. Xây dựng các chỉ số kiểm
tra và giới hạn kiểm soát.
34. Xây dựng chương trình kiểm
tra, đánh giá nội bộ thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 05 điểm.
- Điểm 5: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 3: Thực hiện 1
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
5.2. Thực hiện kiểm tra, đánh
giá nội bộ
|
35. Thực hiện kiểm tra, đánh
giá nội bộ thường xuyên đáp ứng yêu cầu.
36. Thực hiện kiểm tra, đánh
giá nội bộ định kỳ và có biên bản kiểm tra, đánh giá đáp ứng yêu cầu.
37. Thực hiện kiểm tra, đánh
giá nội bộ đột xuất.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 10 điểm.
- Điểm 10: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 5: Thực hiện 2
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 3: Thực hiện 1
trong các nội dung nêu trên
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
6. Xây dựng và thực hiện quản
lý dữ liệu về kế hoạch cấp nước an toàn
|
6.1 Xây dựng và thực hiện quản
lý dữ liệu về kế hoạch cấp nước an toàn
|
38. Xây dựng, lưu trữ và thực
hiện quản lý các tài liệu thuộc kế hoạch cấp nước an toàn, quy trình quản lý
vận hành, hồ sơ khách hàng, kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ và độc lập.
39. Xây dựng cơ chế tiếp nhận
và xử lý kịp thời các khiếu nại và phản ánh của khách hàng, cộng đồng.
40. Xây dựng các chương trình
hỗ trợ.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 07 điểm.
- Điểm 7: Thực hiện đầy đủ
các nội dung nêu trên.
- Điểm 5: Thực hiện 2
trong các nội dung nêu trên
- Điểm 3: Thực hiện 1
trong các nội dung nêu trên.
- Điểm 0: Không thực hiện
các nội dung nêu trên.
|
|
|
|
C. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CHẤT
LƯỢNG NƯỚC CẤP
|
|
41. Kết quả xét nghiệm chất
lượng nước cấp.
Hướng dẫn cho điểm: Tối
đa 10 điểm.
Điểm 10: Kết quả xét nghiệm
chất lượng nước cấp đạt theo quy chuẩn hiện hành.
Điểm 0: Kết quả xét nghiệm
chất lượng nước cấp không đạt theo quy chuẩn hiện hành.
|
|
|
|
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ
1. TRƯỜNG HỢP CÔNG TRÌNH (ĐÃ
XẢY RA SỰ CỐ)
Lĩnh vực đánh giá
|
Điểm đánh giá hiện hành
|
Điểm đánh giá trước (nếu có)
|
Đánh giá định tính (đạt/đạt, cần có điều chỉnh, hoàn thiện/ không đạt)
|
Điểm số nhận được
|
Điểm số tối đa có thể
|
A. CAM KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
CẤP NƯỚC AN TOÀN
|
|
5
|
|
|
B. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP
NƯỚC AN TOÀN
|
|
85
|
|
|
C. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CHẤT
LƯỢNG NƯỚC CẤP
|
|
10
|
|
|
Tổng điểm (--/100): _____________
Xếp thứ tự tổng điểm:
|
70-100
|
41-69
|
0 - 40
|
Đạt
|
Đạt, cần có điều chỉnh, hoàn thiện
|
Không đạt
|
|
|
|
|
|
|
|
2. TRƯỜNG HỢP CÔNG TRÌNH
(KHÔNG XẢY RA SỰ CỐ)
Lĩnh vực đánh giá
|
Điểm đánh giá hiện hành
|
Điểm đánh giá trước (nếu có)
|
Đánh giá định tính (đạt/đạt, cần có điều chỉnh, hoàn thiện/ không đạt)
|
Điểm số nhận được
|
Điểm số tối đa có thể
|
A. CAM KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
CẤP NƯỚC AN TOÀN
|
|
5
|
|
|
B. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP
NƯỚC AN TOÀN
|
|
75
|
|
|
C. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CHẤT
LƯỢNG NƯỚC CẤP
|
|
10
|
|
|
Tổng điểm (--/90):
_____________
Xếp thứ tự tổng điểm:
|
60-90
|
31-59
|
0 - 30
|
Đạt
|
Đạt, cần có điều chỉnh, hoàn thiện
|
Không đạt
|
|
|
|
|
|
|
|
CHỈ TIÊU KHÔNG ĐÁNH GIÁ VÀ
LÝ DO
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
III. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM
TRA
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
IV. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN ĐƠN
VỊ CẤP NƯỚC
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
.............., ngày…...tháng…… năm…..
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ CẤP NƯỚC ĐƯỢC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
(Ký tên, đóng dấu)
|
............., ngày……… tháng….. năm…….
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
(Ký tên)
|
PHỤ LỤC VI
MẪU BÁO CÁO HẰNG NĂM VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP
NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
THỰC HIỆN BÁO CÁO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC...
|
………., ngày……
tháng…… năm……
|
BÁO
CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
KẾ
HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN NĂM…
Kính
gửi: ……. (đơn vị nhận báo cáo)
1. Hiện trạng cấp nước nông
thôn và kết quả thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn (lũy kế đến năm báo cáo).
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch cấp
nước an toàn khu vực nông thôn (lũy kế đến năm báo cáo)
3. Khó khăn, thách thức
4. Đề xuất, kiến nghị
5. Nội dung liên quan khác (nếu
có).
6. Phụ lục danh mục công trình
cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn giai đoạn
báo cáo, bao gồm: Tên công trình, năm xây dựng, công suất phục vụ (m3/ngày
đêm), số hộ cấp nước, nguồn nước cấp, phạm vi cấp nước, thời gian thực hiện,
kinh phí, đơn vị thực hiện, nội dung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và các
nội dung liên quan khác (nếu có).
Nơi nhận:
-
|
ĐẠI DIỆN
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)
|