Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến hoạt động truyền máu là mẫu nào?

Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến hoạt động truyền máu là mẫu nào? Cơ sở phát máu phải thực hiện xét nghiệm xác định nguyên nhân tai biến và trả kết quả xét nghiệm cho ai?

Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến truyền máu là mẫu nào?

Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến truyền máu được sử dụng theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:

Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến truyền máu

Tải về: Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến truyền máu.

Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến hoạt động truyền máu là mẫu nào?

Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến hoạt động truyền máu là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở phát máu phải thực hiện xét nghiệm xác định nguyên nhân tai biến và trả kết quả xét nghiệm cho ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:

Xác định nguyên nhân gây tai biến liên quan đến truyền máu
1. Khi xuất hiện các tai biến xảy ra trong và sau truyền máu, để xác định nguyên nhân, cơ sở điều trị phải thực hiện ngay một số việc sau:
a) Đối chiếu thông tin hồ sơ bệnh án của người bệnh, nhãn đơn vị máu đã truyền và phiếu truyền máu. Kết quả đối chiếu phải ghi hồ sơ bệnh án.
b) Thu thập lại mẫu máu người bệnh lấy trước khi truyền máu, đồng thời lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu của người bệnh. Trường hợp tai biến nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh, phải tiến hành định nhóm máu hệ ABO ngay tại giường bệnh do nhân viên của cơ sở phát máu thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện. Kết quả định nhóm máu phải ghi bệnh án với xác nhận của bác sỹ điều trị, lãnh đạo cơ sở điều trị và người thực hiện kỹ thuật định nhóm máu;
c) Thông báo tai biến có liên quan đến truyền máu cho cơ sở phát máu và phòng kế hoạch tổng hợp theo quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Chuyển các đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan về cơ sở phát máu để thực hiện tiếp các công việc theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
đ) Phòng kế hoạch tổng hợp lập báo cáo Hội đồng truyền máu và cơ sở đã cung cấp đơn vị máu, chế phẩm máu đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở phát máu phải kiểm tra, đối chiếu lại hồ sơ liên quan, thực hiện các xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân tai biến liên quan đến truyền máu và trả lời kết quả xét nghiệm cho cơ sở điều trị, phòng kế hoạch tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ sở phát máu phối hợp với cơ sở đã cung cấp đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan để xác định nguyên nhân.

Theo đó, khi xuất hiện các tai biến xảy ra trong hoạt đồng truyền máu, cơ sở điều trị phải thực hiện ngay các việc tại khoản 1 Điều này để xác định nguyên nhân tai biến.

Và, cơ sở phát máu phải kiểm tra, đối chiếu lại hồ sơ liên quan, thực hiện xét nghiệm các xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân tai biến và trả kết quả xét nghiệm cho cơ sở điều trị, phòng kế hoạch tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT- BYT.

Đồng thời, cơ sở phát máu phải phối hợp với cơ sở đã cung cấp đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan để xác định nguyên nhân.

Một số nguy cơ và tai biến không mong muốn ở người bệnh được truyền máu cần phải ghi nhận và báo cáo là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:

Quản lý, giám sát, báo cáo nguy cơ trong truyền máu
1. Mọi bất thường xảy ra trong hoạt động truyền máu phải được phát hiện, kiểm tra, xử lý, tổng hợp và báo cáo theo định kỳ 6 tháng/lần.
2. Khi xảy ra các bất thường có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cho người bệnh hoặc vượt quá khả năng xử lý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Khoa, phòng phát hiện phải báo cáo lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 giờ, kể từ khi phát hiện;
b) Trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo, lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên và cơ sở truyền máu có liên quan.
3. Khuyến khích báo cáo các nguy cơ, bất thường có liên quan đến người hiến máu, người bệnh nhận máu, nhân viên y tế thực hiện công việc và những người khác có liên quan đến hoạt động truyền máu:
a) Các báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm Thông tư này;
b) Các báo cáo này được gửi đến Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
...

Theo đó, mọi bất thường xảy ra trong hoạt động truyền máu phải được phát hiện, kiểm tra, xử lý, tổng hợp và báo cáo theo định kỳ 6 tháng/lần.

Bên cạnh đó, khuyến khích nhân viên y tế thực hiện công việc và những người khác có liên quan đến hoạt động truyền máu báo cáo các nguy cơ, bất thường có liên quan đến người bệnh nhận máu.

Và theo Mục 2 Phụ lục 13 Hướng dẫn báo cáo giám sát nguy cơ truyền máu ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT- BYT về các nguy cơ và tai biến không mong muốn ở người bệnh được truyền máu cần phải ghi nhận và báo cáo gồm:

- Phản ứng tan máu cấp do truyền máu.

- Phản ứng tan máu muộn do truyền máu.

- Phản ứng sốt không có tan máu.

- Phản ứng dị ứng do truyền máu.

- Phản ứng ghép chống chủ có liên quan với truyền máu.

- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau truyền máu.

- Tổn thương phổi cấp có liên quan với truyền máu.

- Tắc mạch khí do truyền máu.

- Khó thở có liên quan với truyền máu.

- Hạ canxi máu.

- Quá tải tuần hoàn có liên quan với truyền máu.

- Phản ứng hạ huyết áp có liên quan với truyền máu.

- Ứ đọng sắt do truyền máu.

- Lây nhiễm các tác nhân HBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét và các tác nhân khác có liên quan với truyền máu.

- Những nguy cơ khác có liên quan với truyền máu.

Hoạt động truyền máu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu trong quản lý hoạt động truyền máu ra sao?
Pháp luật
Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến hoạt động truyền máu là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả tai biến liên quan đến truyền máu hiện nay là mẫu nào? Việc xác định nguyên nhân gây ra tai biến liên quan đến truyền máu được quy định ra sao?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động truyền máu hằng năm là mẫu nào? Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu là vì mục đích nhân đạo hay lợi nhuận?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động truyền máu
454 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động truyền máu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động truyền máu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào