Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến hoạt động truyền máu là mẫu nào?
- Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến truyền máu là mẫu nào?
- Cơ sở phát máu phải thực hiện xét nghiệm xác định nguyên nhân tai biến và trả kết quả xét nghiệm cho ai?
- Một số nguy cơ và tai biến không mong muốn ở người bệnh được truyền máu cần phải ghi nhận và báo cáo là gì?
Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến truyền máu là mẫu nào?
Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến truyền máu được sử dụng theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:
Tải về: Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến truyền máu.
Mẫu trả kết quả xét nghiệm tai biến không mong muốn liên quan đến hoạt động truyền máu là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở phát máu phải thực hiện xét nghiệm xác định nguyên nhân tai biến và trả kết quả xét nghiệm cho ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:
Xác định nguyên nhân gây tai biến liên quan đến truyền máu
1. Khi xuất hiện các tai biến xảy ra trong và sau truyền máu, để xác định nguyên nhân, cơ sở điều trị phải thực hiện ngay một số việc sau:
a) Đối chiếu thông tin hồ sơ bệnh án của người bệnh, nhãn đơn vị máu đã truyền và phiếu truyền máu. Kết quả đối chiếu phải ghi hồ sơ bệnh án.
b) Thu thập lại mẫu máu người bệnh lấy trước khi truyền máu, đồng thời lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu của người bệnh. Trường hợp tai biến nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh, phải tiến hành định nhóm máu hệ ABO ngay tại giường bệnh do nhân viên của cơ sở phát máu thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện. Kết quả định nhóm máu phải ghi bệnh án với xác nhận của bác sỹ điều trị, lãnh đạo cơ sở điều trị và người thực hiện kỹ thuật định nhóm máu;
c) Thông báo tai biến có liên quan đến truyền máu cho cơ sở phát máu và phòng kế hoạch tổng hợp theo quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Chuyển các đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan về cơ sở phát máu để thực hiện tiếp các công việc theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
đ) Phòng kế hoạch tổng hợp lập báo cáo Hội đồng truyền máu và cơ sở đã cung cấp đơn vị máu, chế phẩm máu đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở phát máu phải kiểm tra, đối chiếu lại hồ sơ liên quan, thực hiện các xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân tai biến liên quan đến truyền máu và trả lời kết quả xét nghiệm cho cơ sở điều trị, phòng kế hoạch tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ sở phát máu phối hợp với cơ sở đã cung cấp đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan để xác định nguyên nhân.
Theo đó, khi xuất hiện các tai biến xảy ra trong hoạt đồng truyền máu, cơ sở điều trị phải thực hiện ngay các việc tại khoản 1 Điều này để xác định nguyên nhân tai biến.
Và, cơ sở phát máu phải kiểm tra, đối chiếu lại hồ sơ liên quan, thực hiện xét nghiệm các xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân tai biến và trả kết quả xét nghiệm cho cơ sở điều trị, phòng kế hoạch tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT- BYT.
Đồng thời, cơ sở phát máu phải phối hợp với cơ sở đã cung cấp đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan để xác định nguyên nhân.
Một số nguy cơ và tai biến không mong muốn ở người bệnh được truyền máu cần phải ghi nhận và báo cáo là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:
Quản lý, giám sát, báo cáo nguy cơ trong truyền máu
1. Mọi bất thường xảy ra trong hoạt động truyền máu phải được phát hiện, kiểm tra, xử lý, tổng hợp và báo cáo theo định kỳ 6 tháng/lần.
2. Khi xảy ra các bất thường có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cho người bệnh hoặc vượt quá khả năng xử lý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Khoa, phòng phát hiện phải báo cáo lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 giờ, kể từ khi phát hiện;
b) Trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo, lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên và cơ sở truyền máu có liên quan.
3. Khuyến khích báo cáo các nguy cơ, bất thường có liên quan đến người hiến máu, người bệnh nhận máu, nhân viên y tế thực hiện công việc và những người khác có liên quan đến hoạt động truyền máu:
a) Các báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm Thông tư này;
b) Các báo cáo này được gửi đến Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
...
Theo đó, mọi bất thường xảy ra trong hoạt động truyền máu phải được phát hiện, kiểm tra, xử lý, tổng hợp và báo cáo theo định kỳ 6 tháng/lần.
Bên cạnh đó, khuyến khích nhân viên y tế thực hiện công việc và những người khác có liên quan đến hoạt động truyền máu báo cáo các nguy cơ, bất thường có liên quan đến người bệnh nhận máu.
Và theo Mục 2 Phụ lục 13 Hướng dẫn báo cáo giám sát nguy cơ truyền máu ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT- BYT về các nguy cơ và tai biến không mong muốn ở người bệnh được truyền máu cần phải ghi nhận và báo cáo gồm:
- Phản ứng tan máu cấp do truyền máu.
- Phản ứng tan máu muộn do truyền máu.
- Phản ứng sốt không có tan máu.
- Phản ứng dị ứng do truyền máu.
- Phản ứng ghép chống chủ có liên quan với truyền máu.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau truyền máu.
- Tổn thương phổi cấp có liên quan với truyền máu.
- Tắc mạch khí do truyền máu.
- Khó thở có liên quan với truyền máu.
- Hạ canxi máu.
- Quá tải tuần hoàn có liên quan với truyền máu.
- Phản ứng hạ huyết áp có liên quan với truyền máu.
- Ứ đọng sắt do truyền máu.
- Lây nhiễm các tác nhân HBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét và các tác nhân khác có liên quan với truyền máu.
- Những nguy cơ khác có liên quan với truyền máu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?