Mẫu Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài trực tiếp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ trên doanh thu?
Mẫu Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài trực tiếp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ trên doanh thu?
Mẫu Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài trực tiếp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ trên doanh thu là Mẫu số 03/NTNN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Dưới đây là hình ảnh Mẫu Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài trực tiếp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ trên doanh thu:
Tải Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài trực tiếp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ trên doanh thu: Tại đây.
Mẫu Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài trực tiếp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ trên doanh thu? (Hình từ Internet)
Thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định như sau:
Thu nhập chịu thuế TNDN
1. Thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I).
2. Trường hợp hàng hóa được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 Chương I); hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo một số dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như dịch vụ quảng cáo tiếp thị (marketing), hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế và các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh tế/dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam.
- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).
“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, "Chuyển giao công nghệ" quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
- Thu nhập từ Lãi tiền vay: là thu nhập của Bên cho vay từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào mà khoản vay đó có hay không được đảm bảo bằng thế chấp, người cho vay đó có hay không được hưởng lợi tức của người đi vay; thu nhập từ lãi tiền gửi (trừ lãi tiền gửi của các cá nhân người nước ngoài và lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi để duy trì hoạt động tại Việt Nam của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam), kể cả các khoản thưởng đi kèm lãi tiền gửi (nếu có); thu nhập từ lãi trả chậm theo quy định của các hợp đồng; thu nhập từ lãi trái phiếu, chiết khấu giá trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), tín phiếu kho bạc; thu nhập từ lãi chứng chỉ tiền gửi.
Lãi tiền vay bao gồm cả các khoản phí mà Bên Việt Nam phải trả theo quy định của hợp đồng.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
- Tiền phạt, tiền bồi thường thu được từ bên đối tác vi phạm hợp đồng.
- Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu.
Đối tượng nào phải nộp thuế TNDN?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Luật Chứng khoán 2019, Luật Dầu khí 2022, Luật Thương mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức:
Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.
- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012.
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.
+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác.
+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
+ Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Trình tự, thủ tục phục hồi điểm giấy phép lái xe thế nào?
- Công trường xây dựng là gì? Biện pháp ngăn ngừa người bị rơi ngã tại công trường xây dựng? Vùng nguy hiểm trên công trường xây dựng?
- Hướng dẫn viết bản kiểm điểm học sinh tiểu học phá hoại tài sản của trường lớp mới nhất? Tải về tại đâu?
- Bước đầu tiên sau khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất, đơn vị kế toán phải làm gì? Việc phục hồi, xử lý tài liệu bị mất được thực hiện như nào?
- Mẫu đơn xin thuê đất trồng cây lâu năm mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn xin thuê đất trồng cây lâu năm ở đâu?