Mẫu Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam?
Mẫu Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam là mẫu TP/QT-2020-TKXNNGVN ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam:
Tải Mẫu Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam: tại đây.
Mẫu Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
Như vậy theo quy định trên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là:
- Sở Tư pháp nơi người yêu cầu cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ.
- Cơ quan đại diện nơi người yêu cầu cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ.
- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam lập 1 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4x6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.
...
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam gồm có:
- Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao:
+ Giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
+ Giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam.
+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam.
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.
Thời hạn giải quyết đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch. Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
Như vậy theo quy định trên thời hạn giải quyết đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam là 05 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?