Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán?
Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán?
Theo Điều 39 Luật Thương mại 2005 thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại;
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định nêu trên.
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa.
Có thể tham khảo Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán là gì?
Theo Điều 40 Luật Thương mại 2005 có quy định trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng như sau:
Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
Theo đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng của bên bán như sau:
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro trong thời hạn khiếu nại trừ trường hợp bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó.
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
Quy định về kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Thương mại 2005 quy định về kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng như sau:
- Trường hợp các bên có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định nêu trên phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép;
Trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến.
- Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
- Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị thanh toán làm thêm giờ dành cho người lao động? Tiền lương làm thêm giờ ít nhất vào ngày thường là bao nhiêu?
- Tái định cư tại chỗ là gì theo Nghị định 98? Chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì thực hiện thế nào?
- Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì?
- Trạm giám sát biến đổi khí hậu là gì? Xây dựng, quản lý, khai thác trạm giám sát biến đổi khí hậu có phải là nội dung giám sát biến đổi khí hậu?
- Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia là gì? Việc duy trì được thực hiện với tần suất như thế nào?