Mẫu quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Thủ tướng Chính phủ là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Mẫu quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Thủ tướng Chính phủ là mẫu nào?
Mẫu quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Thủ tướng Chính phủ là Mẫu số 07/XOANO ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Tải về Mẫu quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Thủ tướng Chính phủ
Mẫu quyết định xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Thủ tướng Chính phủ là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc về ai?
Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định tại Điều 87 Luật Quản lý thuế 2019 cụ thể như sau:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp sau đây:
- Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 của Luật này;
- Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5.000.000.000 đồng.
(2) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng.
(3) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng.
(4) Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15.000.000.000 đồng trở lên.
(5) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp đầu năm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng hợp tình hình xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để Chính phủ báo cáo Quốc hội khi quyết toán ngân sách nhà nước.
Trường hợp nào được xóa nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt?
Những trường hợp được xóa nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định tại Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
- Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
- Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 và khoản 2 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.
+ Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa.
- Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
- Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; quy định chi tiết khoản 4 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý, sử dụng, khai thác quỹ đất xây dựng công trình sự nghiệp được quy định như thế nào?
- Phương pháp thu nhập trong định giá đất áp dụng trong trường hợp nào? Khảo sát và thu thập thông tin về chi phí thửa đất cần định giá thế nào?
- Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng công chức hàng năm? Trình tự thủ tục đánh giá xếp loại công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu?
- Hợp đồng bảo hiểm trùng là gì? Hình thức bồi thường hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận như thế nào?
- Quyền của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai là gì? Căn cứ tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai là gì?