Mẫu phân bón là gì? Dụng cụ lấy mẫu, chia mẫu và chứa mẫu phân bón phải đảm bảo các yêu cầu chung nào?
Mẫu phân bón là gì?
Mẫu phân bón được giải thích theo tiểu mục 2.6 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2018 quy định:
Đơn vị mẫu (sample unit)
Mẫu phân bón đại diện về chất lượng và điều kiện của lô phân bón thu được bằng cách chia đều mẫu rút gọn thành các phần để dùng cho việc thử nghiệm, lưu mẫu và đối chứng, kiểm chứng phân bón.
Theo đó, mẫu phân bón đại diện về chất lượng và điều kiện của lô phân bón thu được bằng cách chia đều mẫu rút gọn thành các phần để dùng cho việc thử nghiệm, lưu mẫu và đối chứng, kiểm chứng phân bón.
Mẫu phân bón (Hình từ Internet)
Mẫu phân bón phải đảm bảo các quy định chung nào?
Quy định chung về mẫu phân bón Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2018 quy định:
Quy định chung
3.1 Người lấy mẫu là người được đào tạo, huấn luyện phương pháp lấy mẫu phân bón, có kinh nghiệm thích hợp trong lấy mẫu phân bón, có kiến thức về rủi ro, nguy cơ mà loại phân bón hoặc quá trình lấy mẫu phân bón có thể gặp phải.
Việc lấy mẫu phải được thực hiện bởi người lấy mẫu có Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón và có đại diện của bên được lấy mẫu. Khi cần thiết có sự giám sát của bên thứ ba.
3.2 Mẫu được lấy phải đại diện cho cả lô phân bón. Trường hợp trong lô phân bón có các bao gói trong tình trạng không đồng nhất hay không mang tính đại diện cho lô hàng, thì các bao gói đó cần được tách riêng và được xử lý như một lô phân bón riêng biệt. Trong trường hợp đó phải nêu thực tế này trong báo cáo lấy mẫu phân bón.
Trong trường hợp lô phân bón có khối lượng trên 500 tấn sẽ được chia thành các lô nhỏ. Ví dụ lô phân bón có khối lượng 600 tấn sẽ được chia thành 02 lô (lô 500 tấn và lô 100 tấn).
3.3 Trong quá trình lấy, vận chuyển, bảo quản mẫu phân bón phải đảm bảo tránh bị tác động của các tác nhân từ bên ngoài, giữ mẫu được nguyên trạng như lúc ban đầu (về đặc điểm, chất lượng) cho tới khi đem đến phòng thử nghiệm.
Như vậy, mẫu phân bón phải đảm bảo các quy định chung sau:
- Người lấy mẫu là người được đào tạo, huấn luyện phương pháp lấy mẫu phân bón, có kinh nghiệm thích hợp trong lấy mẫu phân bón, có kiến thức về rủi ro, nguy cơ mà loại phân bón hoặc quá trình lấy mẫu phân bón có thể gặp phải.
Việc lấy mẫu phải được thực hiện bởi người lấy mẫu có Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón và có đại diện của bên được lấy mẫu. Khi cần thiết có sự giám sát của bên thứ ba.
- Mẫu được lấy phải đại diện cho cả lô phân bón. Trường hợp trong lô phân bón có các bao gói trong tình trạng không đồng nhất hay không mang tính đại diện cho lô hàng, thì các bao gói đó cần được tách riêng và được xử lý như một lô phân bón riêng biệt. Trong trường hợp đó phải nêu thực tế này trong báo cáo lấy mẫu phân bón.
Trong trường hợp lô phân bón có khối lượng trên 500 tấn sẽ được chia thành các lô nhỏ. Ví dụ lô phân bón có khối lượng 600 tấn sẽ được chia thành 02 lô (lô 500 tấn và lô 100 tấn).
- Trong quá trình lấy, vận chuyển, bảo quản mẫu phân bón phải đảm bảo tránh bị tác động của các tác nhân từ bên ngoài, giữ mẫu được nguyên trạng như lúc ban đầu (về đặc điểm, chất lượng) cho tới khi đem đến phòng thử nghiệm.
Dụng cụ lấy mẫu, chia mẫu và chứa mẫu phân bón phải đảm bảo các yêu cầu chung nào?
Yêu cầu chung của dụng cụ lấy mẫu, chia mẫu và chứa mẫu phân bón nêu ở Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2018 quy định:
Dụng cụ lấy mẫu, chia mẫu và chứa mẫu
4.1 Yêu cầu chung
Tùy thuộc vào loại phân bón, sử dụng các loại dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu khác nhau cho phù hợp.
- Dụng cụ lấy mẫu phải làm bằng vật liệu không ảnh hưởng đến chất lượng phân bón như thép không gỉ, thủy tinh hoặc polyme chống ăn mòn.
- Khi lấy mẫu, chia mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu cần hết sức chú ý để đảm bảo các đặc tính của lô phân bón được lấy mẫu không bị ảnh hưởng. Dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô. Vật liệu của dụng cụ lấy mẫu không được ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu. Dụng cụ sau các lần lấy mẫu phải được làm sạch.
- Người lấy mẫu phải mang găng tay sử dụng một lần (găng tay sử dụng trong phòng thử nghiệm), và thải ngay sau mỗi lần lấy mẫu để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu khi lấy mẫu tiếp theo.
...
Như vậy, dụng cụ lấy mẫu, chia mẫu và chứa mẫu phân bón phải đảm bảo các yêu cầu chung nêu trên.
*Lưu ý:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2018 quy định phương pháp lấy mẫu phân bón ở dạng rắn, dạng lỏng và dạng bán lỏng.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2018 không áp dụng cho lấy mẫu phân tích chỉ tiêu vi sinh vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?