Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình là mẫu nào? Có bao nhiêu bước thiết kế xây dựng?
Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình là gì?
Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình là một loại hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư (bên giao thầu) và đơn vị thiết kế (bên nhận thầu). Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình xác định rõ các điều khoản, trách nhiệm, quyền lợi của hai bên liên quan đến việc thiết kế và cung cấp bản vẽ xây dựng cho một công trình cụ thể.
Lưu ý: Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình là mẫu nào? Có bao nhiêu bước thiết kế xây dựng? (Hình từ internet)
Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình là mẫu nào?
Hiện nay Luật Xây dựng 2014 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác chưa có quy định về mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình.
Tham khảo Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình dưới đây:
Tải về Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình
Theo đó, tại khoản 1 Điều 78 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định thiết kế xây dựng gồm:
- Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
- Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design, sau đây gọi là thiết kế FEED), thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
Có bao nhiêu bước thiết kế xây dựng?
Bước thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 31 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Bước thiết kế xây dựng
1. Tùy theo quy mô, tính chất của dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
2. Nội dung của từng bước thiết kế xây dựng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xây dựng và phù hợp với mục đích, nhiệm vụ thiết kế xây dựng đặt ra cho từng bước thiết kế xây dựng.
3. Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước. Trong quá trình lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, chủ đầu tư được quyết định việc điều chỉnh thiết kế nhằm đáp ứng hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không làm thay đổi về mục đích, công năng, quy mô, các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc tại quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt.
4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng trừ các bước thiết kế xây dựng được giao cho nhà thầu xây dựng lập theo quy định của hợp đồng.
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, kiểm soát thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
Như vậy, tùy theo quy mô, tính chất của dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
Theo đó, nội dung của từng bước thiết kế xây dựng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xây dựng và phù hợp với mục đích, nhiệm vụ thiết kế xây dựng đặt ra cho từng bước thiết kế xây dựng.
Lưu ý: Việc thiết kế xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 79 Luật Xây dựng 2014 như sau:
(1) Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng.
(2) Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế.
(3) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
(4) Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.
(5) Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014;
(6) Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.
(7) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
- Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Xây dựng 2014;
- Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào hiện nay?
- Mẫu báo cáo triển khai thi công xây dựng công trình là mẫu nào? Có bắt buộc lập tiến độ thi công trước khi triển khai thi công xây dựng?
- Mẫu phiếu biểu quyết giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng? Cách điền phiếu biểu quyết giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng?
- Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau ngắn gọn nhất chọn lọc? Dàn ý phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau? Đặc điểm môn Văn?
- Tải mẫu đơn khởi kiện đòi tài sản mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đòi tài sản? Nội dung trong đơn phải có gì? Phương thức nộp đơn?