Mẫu Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố hợp lệ phải đảm bảo về kích thước, màu sắc và thông tin trên giấy chứng nhận như thế nào?

Mẫu Giấy chứng nhận bảo vệ dân phố hợp lệ phải có kích thước, màu sắc,...như thế nào thì mới hợp lệ? Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bảo vệ dân phố thuộc thẩm quyền của ai? Nếu không làm bảo vệ dân phố nữa thì có phải nộp lại Giấy chứng nhận không? Câu hỏi của anh Phước từ TP.HCM

Việc cấp Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố thuộc thẩm quyền của ai theo quy định pháp luật?

Căn cứ điểm 2.2.4 khoản 2 Mục VII Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLDTBXH-BTC quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố như sau:

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ:
...
2. Trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố
...
2.2. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố:
...
2.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường có trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc cho Bảo vệ dân phố; cấp và quản lý việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận, biển hiệu và băng chức danh Bảo vệ dân phố; căn cứ số lượng Bảo vệ dân phố và nhu cầu trang bị, tập hợp số liệu trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, Giấy chứng nhận, biển số hiệu, Băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt cấp kinh phí cho việc trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, in Giấy chứng nhận, Biển hiệu, Băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác phục vụ công tác của Bảo vệ dân phố.
....

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc cho Bảo vệ dân phố; cấp và quản lý việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận

Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường sẽ căn cứ số lượng Bảo vệ dân phố và nhu cầu trang bị, tập hợp số liệu trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, Giấy chứng nhận, biển số hiệu, Băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt cấp kinh phí cho việc trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, in Giấy chứng nhận, Biển hiệu, Băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác phục vụ công tác của Bảo vệ dân phố.

Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố

Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố (hình từ Internet)

Mẫu Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố hợp lệ phải đảm bảo về kích thước, màu sắc và thông tin trên giấy chứng nhận như thế nào?

Căn cứ điểm 2.2.1 khoản 2 Mục VII Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLDTBXH-BTC quy định mẫu Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố như sau:

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ:
...
2. Trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố
...
2.2. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố:
2.2.1. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố do địa phương tự in theo mẫu thống nhất sau đây:
a. Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố (có mẫu kèm theo): hình chữ nhật, kích thước 6 x 9cm. Mặt trước: Nền màu đỏ, xung quanh có khung màu vàng, nét khung có kích thước 0,1cm và cách mép ngoài của giấy 0,5cm. Ở giữa, phía trên in hình huy hiệu Vì An Ninh Tổ Quốc, phía dưới, dòng thứ nhất in dòng chữ: "GIẤY CHỨNG NHẬN", mẫu chữ in hoa, nét 0,1cm màu vàng, chiều cao: 0,4cm. Dòng thứ 2 in: "BẢO VỆ DÂN PHỐ", mẫu chữ in hoa, nét đậm 0,2cm màu vàng, chiều cao 0,5cm. Mặt sau: Nền trắng, có hoa văn bảo vệ, hình huy hiệu Vì an ninh Tổ quốc và khung diềm màu xanh nhạt, nét trong mảnh, nét ngoài đậm. Góc trên bên phải của giấy in, để ghi tên địa phương, theo thứ tự từ trên xuống: phường, thị trấn; Quận, huyện; Tỉnh, thành phố; Số giấy chứng nhận (dùng 3 chữ số bắt đầu từ số 001 theo từng phường, thị trấn; Số giấy chứng nhận với số ghi trên biển hiệu là cùng một số); Phía dưới có khung, kích thước 3cmx4cm dùng để dán ảnh. Bên trái, theo trình tự từ trên xuống là: Quốc hiệu; chữ: CHỨNG NHẬN màu đỏ, chữ in hoa nét đậm 0,1cm, chiều cao 0,3cm; chữ: Ông, bà… dùng để ghi đầy đủ họ, tên, tên đệm của Bảo vệ dân phố; Tiếp theo là: Chức vụ… dùng để ghi rõ: trưởng ban, phó trưởng ban, ủy viên…; dòng Ban Bảo vệ dân phố, khu phố cụm dân cư: dùng để ghi tên khu phố hoặc cụm dân cư của Ban Bảo vệ dân phố đó (Ví dụ: Khu phố I hoặc cụm dân cư 15); dòng tiếp theo ghi nơi cấp giấy (phường, thị trấn) và ngày, tháng, năm cấp giấy; cuối cùng là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, dành cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên.
Mẫu giấy Chứng nhận Bảo vệ dân phố:
Giấy chứng nhận bảo vệ dân phố

Theo quy định vừa nêu trên thì Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố có hình chữ nhật, kích thước 6 x 9cm. Mặt trước: Nền màu đỏ, xung quanh có khung màu vàng, nét khung có kích thước 0,1cm và cách mép ngoài của giấy 0,5cm. Ở giữa, phía trên in hình huy hiệu Vì An Ninh Tổ Quốc, phía dưới, dòng thứ nhất in dòng chữ: "GIẤY CHỨNG NHẬN", mẫu chữ in hoa, nét 0,1cm màu vàng, chiều cao: 0,4cm. Dòng thứ 2 in: "BẢO VỆ DÂN PHỐ", mẫu chữ in hoa, nét đậm 0,2cm màu vàng, chiều cao 0,5cm.

Ở mắt sau của giấy chứng nhận có nền trắng, có hoa văn bảo vệ, hình huy hiệu Vì an ninh Tổ quốc và khung diềm màu xanh nhạt, nét trong mảnh, nét ngoài đậm.

Góc trên bên phải của giấy in, để ghi tên địa phương, theo thứ tự từ trên xuống: phường, thị trấn; Quận, huyện; Tỉnh, thành phố; Số giấy chứng nhận (dùng 3 chữ số bắt đầu từ số 001 theo từng phường, thị trấn; Số giấy chứng nhận với số ghi trên biển hiệu là cùng một số).

Phía dưới có khung, kích thước 3cmx4cm dùng để dán ảnh. Bên trái, theo trình tự từ trên xuống là: Quốc hiệu; chữ: CHỨNG NHẬN màu đỏ, chữ in hoa nét đậm 0,1cm, chiều cao 0,3cm; chữ: Ông, bà… dùng để ghi đầy đủ họ, tên, tên đệm của Bảo vệ dân phố; Tiếp theo là: Chức vụ… dùng để ghi rõ: trưởng ban, phó trưởng ban, ủy viên…; dòng Ban Bảo vệ dân phố, khu phố cụm dân cư: dùng để ghi tên khu phố hoặc cụm dân cư của Ban Bảo vệ dân phố đó (Ví dụ: Khu phố I hoặc cụm dân cư 15); dòng tiếp theo ghi nơi cấp giấy (phường, thị trấn) và ngày, tháng, năm cấp giấy.

Ở dòng cuối cùng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, dành cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên.

Khi không làm Bảo vệ dân phố nữa thì cá nhân có phải nộp lại Giấy chứng nhận bảo vệ dân phố hay không?

Căn cứ điểm 2.2.2 khoản 2 Mục VII Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLDTBXH-BTC quy định về việc nộp lại Giấy chứng nhận bảo vệ dân phố như sau:

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ:
...
2. Trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố
...
2.2. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố:
...
2.2.2. Giấy chứng nhận, biển hiệu được cấp cho Bảo vệ dân phố. Khi không làm Bảo vệ dân phố nữa, người được cấp Giấy chứng nhận, Biển hiệu phải nộp lại cho Tổ, Ban Bảo vệ dân phố để nộp lại cho Ủy ban nhân dân phường. Khi mất hỏng phải báo với tổ, ban để truy tìm và đề nghị Ủy ban nhân dân phường xét cấp lại nếu không truy tìm được. Băng chức danh được để tại nơi làm việc của Tổ, Ban Bảo vệ dân phố. Khi làm nhiệm vụ, Bảo vệ dân phố phải mang đầy đủ Giấy chứng nhận, Biển hiệu, băng chức danh bảo vệ dân phố và có trách nhiệm bảo quản. Tuyệt đối không được cho người khác mượn, sử dụng Giấy chứng nhận, Biểu hiệu, Băng chức danh Bảo vệ dân phố.
...

Như vậy, khi không làm Bảo vệ dân phố nữa, người được cấp Giấy chứng nhận, Biển hiệu phải nộp lại cho Tổ, Ban Bảo vệ dân phố để nộp lại cho Ủy ban nhân dân phường.

Bảo vệ dân phố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảo vệ dân phố là lực lượng gì? Bao nhiêu tuổi thì được làm Bảo vệ dân phố? Bảo vệ dân phố có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Có được thành lập 02 Ban Bảo vệ dân phố trong một phường do phường có tình hình an ninh trật tự không tốt hay không?
Pháp luật
Chỉ đăng ký tạm trú vẫn được tham gia lực bảo vệ dân phố có đúng hay không? Số lượng tổ viên trong tổ Bảo vệ dân phố hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Làm Bảo vệ dân phố hiện nay có được trả lương hay không? Tuổi nghỉ hưu của Bảo vệ dân phố là bao nhiêu?
Pháp luật
Để trở thành Bảo vệ dân phố thì người đăng ký phải đáp ứng được những điều kiện nào? Trở thành Bảo vệ dân phố thì sẽ được hưởng những chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì và bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố khi đi làm nhiệm vụ bị tai nạn nằm viện thì mọi chi phí được thanh toán hay không?
Pháp luật
Đối tượng nào sẽ được ưu tiên khi tuyển chọn Bảo vệ dân phố? Người đã được xóa án tích thì có thể trở thành Bảo vệ dân phố hay không?
Pháp luật
Người có tiền án, tiền sự có được làm Bảo vệ dân phố không? Bảo vệ dân phố có được tự ý kiểm tra giấy tờ, phương tiện của công dân không?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố hợp lệ phải đảm bảo về kích thước, màu sắc và thông tin trên giấy chứng nhận như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ dân phố
2,825 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ dân phố
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: