Mẫu đơn xin chuyển lịch thi cho sinh viên? Điểm học phần của sinh viên được tính và phân mức như thế nào?

Cho tôi hỏi mẫu đơn xin chuyển lịch thi cho sinh viên như thế nào? Sinh viên có được đề nghị nhà trường chuyển lịch thi đã được công bố hay không? Điểm học phần của sinh viên được tính và phân mức như thế nào? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Mẫu đơn xin chuyển lịch thi cho sinh viên như thế nào?

Mẫu đơn xin chuyển lịch thi chuẩn xác nhất cho sinh viên? Điểm học phần của sinh viên được tính và phân mức như thế nào?

Mẫu đơn xin chuyển lịch thi (Hình từ Internet)

Theo đó, đơn xin chuyển lịch thi đối với sinh viên có thể được thực hiện theo mẫu sau đây:

TẢI VỀ Mẫu đơn xin chuyển lịch thi

đơn xin chuyển lịch thi cho sinh viên

Sinh viên có được đề nghị nhà trường chuyển lịch thi đã được công bố hay không?

Việc đánh giá và tính điểm học phần được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

Đánh giá và tính điểm học phần
1. Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần; riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
a) Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
b) Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;
c) Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
2. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.
...

Theo đó, sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

Như vậy sinh viên có thể nộp đơn xin chuyển lịch thi cho nhà trường trong trường hợp có lý do chính đáng.

Trong trường hợp sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0.

Điểm học phần của sinh viên được tính và phân mức như thế nào?

Cách tính điểm và phân mức điểm học phần của sinh viên được quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

Đánh giá và tính điểm học phần
...
3. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.
a) Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
A: từ 8,5 đến 10,0;
B: từ 7,0 đến 8,4;
C: từ 5,5 đến 6,9;
D: từ 4,0 đến 5,4.
b) Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:
P: từ 5,0 trở lên.
c) Loại không đạt:
F: dưới 4,0.
d) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
4. Học lại, thi và học cải thiện điểm:
a) Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký học lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Quy chế này, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này; điểm lần học cuối là điểm chính thức của học phần;
b) Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký học lại để cải thiện điểm theo quy định của cơ sở đào tạo.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
a) Việc tổ chức đánh giá quá trình học tập, trải nghiệm của sinh viên, bao gồm cả các hoạt động thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, trình bày báo cáo như một thành phần của học phần;
b) Việc tổ chức thi, kiểm tra, bao gồm quy định về thời gian ôn thi và thời gian thi, việc làm đề thi, coi thi, chấm thi, phúc tra (nếu có), bảo quản bài thi, việc hoãn thi và miễn thi;
c) Việc tổ chức đánh giá các học phần, đồ án, khóa luận, thực hành và thực tập và các học phần đặc thù khác;
d) Việc có yêu cầu ngưỡng điểm đạt phải cao hơn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; việc áp dụng nhiều mức điểm chữ xếp loại hơn quy định tại khoản 3 Điều này;
đ) Việc cho phép thi lại, đánh giá lại một điểm thành phần để cải thiện điểm học phần từ không đạt thành đạt; trong trường hợp này, điểm học phần sau khi thi lại, đánh giá lại chỉ được giới hạn ở mức điểm D hoặc điểm C;
e) Việc cho phép học lại để cải thiện điểm và quy tắc tính điểm chính thức của học phần trong trường hợp điểm học lần sau thấp hơn.
...

Theo đó, điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp đặc biệt tại mục (3) sau đây:

(1) Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

(2) Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:

P: từ 5,0 trở lên.

c) Loại không đạt:

F: dưới 4,0.

(3) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Đào tạo trình độ đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Năm 2024, khi mở ngành đào tạo trình độ đại học mới thì các trường đại học phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo trình độ đại học tại cơ sở đào tạo?
Pháp luật
Các trường đại học có phải công khai danh mục tài liệu tham khảo trên trang thông tin điện tử của mình hay không?
Pháp luật
Học song bằng là gì? Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học song bằng là bao lâu?
Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển lịch thi cho sinh viên? Điểm học phần của sinh viên được tính và phân mức như thế nào?
Pháp luật
Các trường đại học có được thay đổi chương trình đào tạo đã công bố hay không? Có bao nhiêu hình thức đào tạo trình độ đại học?
Pháp luật
Trường đại học phải công khai chương trình đào tạo cho người học vào thời điểm nào? Có bao nhiêu phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học?
Pháp luật
Giáo trình đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nội dung kiến thức của học phần giảng dạy?
Pháp luật
Sinh viên năm cuối chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế muốn chuyển ngành học khác có được không?
Pháp luật
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trình độ đại học? Các trường đại học có được tự quy định số tín chỉ sinh viên phải học không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo trình độ đại học
1,728 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo trình độ đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: