Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2024 ra sao? Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2024 ra sao?
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2024 là Mẫu TP-TPL-08-sđ tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP thay thế mẫu TP-TPL-08 ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP:
>>Tải về mẫu đơn đề nghi bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2024: Tải về
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2024 ra sao? Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về bổ nhiệm thừa phát lại như sau:
Bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu;
d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật bao gồm: Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội; giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp thuộc khoản 3 Điều 11 của Nghị định này;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trước khi xem xét, quyết định việc bổ nhiệm. Thời gian xác minh không quá 45 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh; thời gian xác minh không tính vào thời hạn xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại nêu tại khoản này.
4. Người đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Theo đó, bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm:
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại;
- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu;
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật bao gồm:
+ Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
+ Giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP;
+ Giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp thuộc khoản 3 Điều 11 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại
1. Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong các trường hợp sau đây:
a) Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
2. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại không quá 12 tháng.
3. Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên Thừa phát lại không có tội;
b) Thừa phát lại không còn bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
4. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại được gửi cho Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại nơi Thừa phát lại làm việc, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và Bộ Tư pháp.
Theo đó, sẽ có hai trường hợp tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại là Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự và Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?