Mẫu biển hiệu của Phòng công chứng là mẫu nào? Yêu cầu đối với biển hiệu của Phòng công chứng được quy định ra sao?
- Mẫu biển hiệu của Phòng công chứng là mẫu nào? Yêu cầu đối với biển hiệu của Phòng công chứng được quy định ra sao?
- Yêu cầu đối với biển hiệu của Phòng công chứng được quy định ra sao?
- Chế tài đối với phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng là gì?
Mẫu biển hiệu của Phòng công chứng là mẫu nào? Yêu cầu đối với biển hiệu của Phòng công chứng được quy định ra sao?
Mẫu biển hiệu của Phòng công chứng là Mẫu TP-CC-20 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP.
Tải về Mẫu biển hiệu của Phòng công chứng.
Yêu cầu đối với biển hiệu của Phòng công chứng được quy định ra sao?
Yêu cầu đối với biển hiệu của Phòng công chứng được quy định tại Mẫu TP-CC-20 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP; cụ thể như sau:
- Biển hiệu thiết kế theo chiều ngang.
- Kích thước: Chiều cao tối đa 02m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà nơi đặt trụ sở Phòng công chứng/Văn phòng công chứng.
- Biển hiệu không được ghi các thông tin khác ngoài các nội dung sau:
+ Địa chỉ: ghi cụ thể số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố; trường hợp không có số nhà, đường/phố thì ghi đến đơn vị hành chính nhỏ nhất của trụ sở (thôn, ấp, khu đô thị…);
+ Điện thoại;
+ Fax (nếu có);
+ Email (nếu có);
+ Website (nếu có).
Chế tài đối với phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu là gì? (Hình từ Internet)
Chế tài đối với phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu là gì?
Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;
l) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;
m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;
n) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
Như vậy, phòng công chứng sử dụng biển hiệu không đúng mẫu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;
- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng;
- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;
- Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động công chứng theo thẩm quyền;
- Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động công chứng;
- Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Thơ chúc Tết Ất Tỵ hay ý nghĩa? Tết Ất Tỵ: Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc tại nhà theo đúng quy định?
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?