Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản cuối năm của doanh nghiệp? Tải về mẫu báo cáo ở đâu?
Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản cuối năm của doanh nghiệp? Tải về mẫu báo cáo ở đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định thì đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
- Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Ban quản lý dự án, đơn vị khác có tư cách pháp nhân do doanh nghiệp thành lập.
Dẫn chiếu đến Điều 40 Luật Kế toán 2015 có quy định:
Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
...
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Theo đó, kiểm kê tài sản được hiểu là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
Cũng theo quy định trên thì sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.
Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp có thể tự lập báo cáo hoặc tham khảo Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản cuối năm sau đây:
TẢI VỀ Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản cuối năm của doanh nghiệp
Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản cuối năm của doanh nghiệp? Tải về mẫu báo cáo ở đâu? (Hình từ Internet)
Thời gian tiến hành kiểm kê tài sản cuối năm của doanh nghiệp là khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Kế toán 2015 quy định về kiểm kê tài sản như sau:
Kiểm kê tài sản
...
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Cuối kỳ kế toán năm;
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định:
Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
...
Theo đó, vào cuối kỳ kế toán năm doanh nghiệp phải kiểm kê tài sản.
Và cũng theo quy định trên thì kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Lưu ý: Đối với đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế.
Những tài liệu kế toán nào của doanh nghiệp phải được lưu trữ vĩnh viễn?
Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 174/2016/NĐ-CP như sau:
Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn
...
2. Đối với hoạt động kinh doanh, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Việc xác định tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn do người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác.
3. Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị hủy hoại tự nhiên.
Như vậy, theo quy định, đối với hoạt động kinh doanh, tài liệu kế toán của doanh nghiệp phải lưu trữ vĩnh viễn gồm: các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?