Mẫu báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động? Đối tượng nào phải thực hiện báo cáo?
- Mẫu báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định thế nào?
- Đối tượng nào phải thực hiện báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động?
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ bao nhiêu?
Mẫu báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thì mẫu báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được thực hiện theo Mẫu số 11/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Mẫu báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải thực hiện báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động?
Đối tượng thực hiện báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ được quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ
1. Thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, nộp tiền ký quỹ, sử dụng tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại và các quy định liên quan đến tài khoản này.
2. Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình thực hiện ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại theo Mẫu số 11/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước ngày 15 của tháng đầu quý sau.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ theo quy định tại Chương này.
Như vậy, theo quy định, định kỳ hằng quý ngân hàng nhận ký quỹ phải báo cáo tình hình thực hiện ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đến:
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn gửi báo cáo tình hình nhận và quản lý tiền ký quỹ là trước ngày 15 của tháng đầu quý sau.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ bao nhiêu?
Mức ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Ký quỹ và sử dụng tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo mức quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ).
2. Tiền ký quỹ được sử dụng vào mục đích thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện ký quỹ tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Mức ký quỹ là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được sử dụng vào các mục đích sau đây:
- Thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuê lại;
- Thanh toán các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại
- Bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?