Lương hưu của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có khác lao động thông thường không? Tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập dựa theo những nguyên tắc nào?
Tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập dựa theo những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 như sau:
"Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Tại Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về căn cứ tuyển dụng viên chức như sau:
"Điều 4. Căn cứ tuyển dụng viên chức
1. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
a) Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;
b) Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
c) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
đ) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
e) Các nội dung khác (nếu có)."
Thêm nữa, khi tuyển dụng viên chức thì còn phải bảo đảm theo các nguyên tắc đã được quy định tại Điều 21 Luật Viên chức 2010, cụ thể là:
"Điều 21. Nguyên tắc tuyển dụng
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số."
Như vậy, đơn vị sự nghiệp khi tuyển dụng công chức phải bảo đảm tất cả viên chức được tuyển phải bảo đảm yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Và cũng phải bảo đảm được nguyên tắc khi tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
Lương hưu của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có khác lao động thông thường không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng mà viên chức ký với đơn vị sự nghiệp công lập là loại hợp đồng gì?
Tại khoản 2 Điều 24 Luật Viên chức 2010 quy định về việc tuyển dụng viên chức như sau:
"Điều 24. Tổ chức thực hiện tuyển dụng
...
2. Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.
..."
Như vậy, viên chức sau khi được tuyển vào đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ không phải ký hợp đồng lao động mà sẽ được ký hợp đồng làm việc.
Căn cứ Điều 25 Luật Viên chức 2010 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các loại hợp đồng làm việc hiện nay như sau:
"Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Vậy khi được tuyển vào đơn vị sự nghiệp công lập thì viên chức sẽ được ký 1 trong các loại hợp đồng trên. Bạn vui lòng tham khảo để biết thông tin chi tiết.
Lương hưu của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có khác lao động thông thường không?
Về mức hưởng lương hưu, cả hai đối tượng đều thuộc khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
" Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;"
..
Đối tượng này được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội."
Chính vì vậy nội dung thỏa thuận khi ký kết hợp đồng lao động về mức hưởng lương và mức lương đóng bảo hiểm xã hội mà như nhau thì mức lương hưu sẽ như nhau.
Nếu mức lương và mức đóng bảo hiểm xã hội khác nhau thì đương nhiên, mức lương hưu sẽ khác nhau cho dù hai người cùng làm việc tại một cơ quan, tổ chức, với mức thời gian làm việc và và vị trí như nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?