Luật Đất đai 2024 hướng dẫn căn cứ xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân như thế nào?
Luật Đất đai 2024 hướng dẫn căn cứ xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân như thế nào?
Tại Điều 177 Luật Đất đai 2024 hướng dẫn hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân như sau:
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 của Luật này.
2. Việc xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Điều kiện về đất đai và công nghệ sản xuất;
b) Chuyển dịch lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế; quá trình đô thị hóa.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Theo quy định trên, việc xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 177 Luật Đất đai 2024 phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Điều kiện về đất đai và công nghệ sản xuất.
- Chuyển dịch lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế; quá trình đô thị hóa.
Luật Đất đai 2024 hướng dẫn căn cứ xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại Luật Đất đai 2024 ra sao?
Theo Điều 20 Luật Đất đai 2024, nội dung quản lý nhà nước về đất đai dự kiến bao gồm:
(1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
(2) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
(3) Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
(4) Đo đạc, chỉnh lý, lập các bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
(5) Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
(6) Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(7) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
(8) Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
(9) Quản lý tài chính về đất đai.
(10) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, trưng dụng đất.
(11) Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
(12) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
(13) Thống kê, kiểm kê đất đai.
(14) Xây dựng, quản lý, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
(15) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
(16) Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
(17) Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
(18) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 hay ngày 01/08/2024?
Theo Điều 252 Luật Đất đai 2024 thì Luật Đất Đai 2024 sẽ phát sinh hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Tuy nhiên, Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2024.
Vào ngày 17/05/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 72/NQ-CP năm 2024 thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai 2024 như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như trong Luật Đất đai đã quy định, mục đích nhằm xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để cho phép Luật Đất đai 2024 sớm đi vào cuộc sống, khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất.
Tuy nhiên, vào ngày 26/05/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 53/CĐ-TTg năm 2024 như sau:
Để các chính sách mới của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng sớm được triển khai trong thực tiễn, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (tờ trình số 247/TTr-CP ngày 18 tháng 5 năm 2024).
Nhằm xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời triển khai ngay sau khi các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, các Tổ chức tín dụng được Quốc hội đồng ý cho phép có hiệu lực sớm (dự kiến từ ngày 01 tháng 8 năm 2024) và thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 25 tháng 5 năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị:
...
Theo đó, Quốc hội đã đồng ý cho phép Luật đất đai 2024 có hiệu lực sớm (dự kiến từ ngày 01 tháng 8 năm 2024).
*Lưu ý: Đây chỉ là dự kiến về hiệu lực thi hành của Luật Đất đai 2024, về hiệu lực thi hành chính thức của Luật Đất đai 2024 thì cần phải đợi văn bản chính thức cơ quan nhà nước được ban hành để biết chính xác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?