Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? “Lừa tình” để được nhận tiền từ người khác một cách tự nguyện có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Hành vi lừa đảo được hiểu như thế nào?
- Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình. Để thực hiện thành công việc chiếm đoạt những của cải, tài sản của người khác, thì người có hành vỉ lừa đảo thường sử dụng những lời nói gian dối như: thuyết trình, giới thiệu, quảng cáo rất hay, rất tốt nhưng không đúng về bản chất của vật hoặc của sự việc mà vẫn làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm giữ tài sản rất tin tưởng vào những lời thuyết trình, giới thiệu, quảng cáo đó là sự thật để rồi mua bán, trao đổi, cho tặng hay bàn giao những tài sản của mình hoặc ủng hộ, giúp đỡ cho người lừa đảo được toại nguyện
- Lừa đảo được thực hiện trước hoặc liền ngay với hành động chiếm đoạt tài sản bằng các hình thức: Nói dối; dùng giấy tờ giả mạo; giả danh cơ quan Nhà nước... Hiện nay, lừa đảo qua điện thoại và lừa đảo trên không gian mạng được xem là các hình thức lừa đảo phổ biến. Hành vi “lừa tình” thường được thực hiện thông qua lừa đảo qua mạng hoặc lừa đảo qua điện thoại như sau:
+ Nhận quà, tiền từ bạn ngoại quốc làm quen qua Facebook, Zalo,...: Thông qua các mạng xã hội, đối tượng lừa đảo làm quen và tự giới thiệu là người nước ngoài, sau một thời gian nói chuyện sẽ ngỏ ý muốn gửi quà, tiền về Việt Nam và yêu cầu người bị hại phải nộp tiền vận chuyển, thuế, phí...
+ Nhắn tin, gọi điện làm quen và giả danh làm các đối tượng giàu có và hiện tại đang cần tiền để lừa gạt các bạn gái nhẹ dạ cả tin chuyển tiền cho các đối tượng đó,…
Xử phạt vi phạm hành chính đối với tội lừa đảo tài sản của cá nhân, tổ chức?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp."
Như vậy, trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi lừa đảo sẽ bị xử phạt tiền từ 02 đến 03 triệu đồng.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? “Lừa tình” để được nhận tiền từ người khác một cách tự nguyện có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Xử lý hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Đã bị phạt hành chính trước đó nay lại tái phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội: Cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cướp giật tài sản; cưỡng đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội;
- Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm trong trường hợp: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 02 triệu đồng - dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
- Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 50 - dưới 200 triệu đồng;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
- Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, người bạn trai ngoại quốc của bạn đã thông qua mạng xã hội để lừa gạt bạn và có hành vi quy phạm quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, bạn có thể trình báo lên cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?