Mức phạt vi phạm về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động hiện nay? Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động?
Mức phạt vi phạm về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động hiện nay bao nhiêu?
Mức xử phạt vi phạm hành chính về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay được quy định tại Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không thống kê tai nạn lao động; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Mức phạt hành chính nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi vi phạm, đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Tải mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động dành cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh?
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động dành cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động dành cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Lưu ý: Cách ghi mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động như sau:
- Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng của Thông tư này, cụ thể:
+ Doanh nghiệp nhà nước
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài
+ Công ty hợp danh
+ Hợp tác xã ...
+ Khác
- Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):
+ Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;
+ Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;
+ Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương;
+ Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
+ Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
- Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Mức phạt vi phạm về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động hiện nay? Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động? (Hình từ Internet)
Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh được quy định thế nào?
Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh được quy định tại Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
(1) Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
(2) Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH.
(3) Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
(4) Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác với ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu thuyền được xác định thế nào? Trình tự thủ tục đăng ký cư trú?
- Mẫu đề cương Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ tại Đại hội Chi bộ? Tải mẫu mới nhất? Khi nào thì Đại hội Chi bộ được xem là hợp lệ?
- Mẫu dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ mới nhất? Tải mẫu? Cách gọi tên và tính nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ?
- Ca dao tháng Giêng? Tại sao nói tháng Giêng là tháng ăn chơi? Tháng Giêng là tháng mấy? Tháng ăn chơi là tháng mấy?
- Tổng hợp phụ lục Thông tư 29/2024 về dạy thêm học thêm? Tải về phụ lục Thông tư 29/2024 về dạy thêm học thêm?