Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông nào mà người có chức vụ quyền hạn bị thôi giữ chức vụ không được thành lập doanh nghiệp?
- Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông nào mà người có chức vụ quyền hạn bị thôi giữ chức vụ không được thành lập doanh nghiệp?
- Thời hạn người có chức vụ quyền hạn trong các lĩnh vực Thông tin và Truyền thông bị thôi giữ chức vụ không được thành lập doanh nghiệp bao lâu?
- Bộ Thông tin và Truyền thông có phải thực hiện dự báo nhu cầu và định hướng phát triển nhân lực thông tin và truyền thông không?
Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông nào mà người có chức vụ quyền hạn bị thôi giữ chức vụ không được thành lập doanh nghiệp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2024/TT-BTTTT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Người có chức vụ, quyền hạn là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Người thôi giữ chức vụ, quyền hạn là người có chức vụ, quyền hạn được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc, nghỉ hưu, bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc chuyển ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
...
Theo đó, người thôi giữ chức vụ quyền hạn là người có chức vụ quyền hạn được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc, nghỉ hưu, bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc chuyển ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cùng với đó, căn cứ theo Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BTTTT quy định như sau:
Theo đó, danh mục các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông mà người có chức vụ quyền hạn trong lĩnh vực đó sau khi thôi giữ chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý bao gồm:
- Báo chí.
- Xuất bản, in và phát hành.
- Phát thanh, truyền hình.
- Thông tin điện tử.
- Thông tin đối ngoại.
- Thông tin cơ sở.
- Bưu chính.
- Viễn thông.
- Tần số vô tuyến điện.
- Công nghiệp công nghệ thông tin.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
- An toàn thông tin mạng.
- Giao dịch điện tử.
- Quản lý doanh nghiệp nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông làm đại diện chủ sở hữu.
- Chương trình, đề án, dự án thuộc các lĩnh vực, nhiệm vụ được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BTTTT do người thôi giữ chức vụ quyền hạn khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.
Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông nào mà người có chức vụ quyền hạn bị thôi giữ chức vụ không được thành lập doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Thời hạn người có chức vụ quyền hạn trong các lĩnh vực Thông tin và Truyền thông bị thôi giữ chức vụ không được thành lập doanh nghiệp bao lâu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BTTTT quy định như sau:
Theo đó, thì thời hạn người có chức vụ quyền hạn trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi thôi giữ chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý như sau:
- Đối với người không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý thuộc danh mục quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BTTTT là đủ 12 tháng kể từ ngày thôi quyền hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý thuộc danh mục quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BTTTT là đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt chương trình, đề án, dự án quy định tại khoản 15 Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BTTTT là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.
Bộ Thông tin và Truyền thông có phải thực hiện dự báo nhu cầu và định hướng phát triển nhân lực thông tin và truyền thông không?
Căn cứ theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 48/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
32. Thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của bộ.
33. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
34. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực quản lý của bộ; thực hiện dự báo nhu cầu và định hướng phát triển nhân lực thông tin và truyền thông.
35. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
36. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phải có trách nhiệm thực hiện dự báo nhu cầu và định hướng phát triển nhân lực thông tin và truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?