Liên thông thư viện có được thực hiện theo phương thức liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin hay không?

Liên thông thư viện có được thực hiện theo phương thức liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin hay không? Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước khi liên thông thư viện có cần phải chia sẻ giữa các thư viện hay không? Liên thông thư viện phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Liên thông thư viện có được thực hiện theo phương thức liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin hay không?

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 29 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:

Liên thông thư viện
1. Liên thông thư viện bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hợp tác trong việc bổ sung, mua, thu thập tài nguyên thông tin dùng chung và hợp tác trong xây dựng mục lục liên hợp;
b) Chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên thông tin giữa các thư viện; chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin và sản phẩm thông tin thư viện;
c) Liên kết tổ chức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện.
2. Liên thông thư viện thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Liên thông theo khu vực địa lý;
b) Liên thông theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng;
c) Liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin;
d) Liên thông giữa các loại thư viện.
...

Theo đó, liên thông thư viện có bao gồm việc thực hiện theo phương thức liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin.

Ngoài ra, liên thông thư viện thực hiện theo các phương thức như:

+ Liên thông theo khu vực địa lý;

+ Liên thông theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng;

+ Liên thông giữa các loại thư viện.

Liên thông thư viện có được thực hiện theo phương thức liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin hay không?

Liên thông thư viện có được thực hiện theo phương thức liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin hay không? (Hình từ Internet)

Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước khi liên thông thư viện có cần phải chia sẻ giữa các thư viện hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:

Liên thông thư viện
...
3. Liên thông thư viện thực hiện theo cơ chế sau đây:
a) Thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư làm nòng cốt trong xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện;
b) Hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Nhà nước và xã hội;
c) Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, khi liên thông thư viện được thực hiện theo các cơ chế:

+ Thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư làm nòng cốt trong xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện;

+ Hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Nhà nước và xã hội;

+ Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.

Do đó, tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước khi liên thông thư viện cần phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.

Liên thông thư viện phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 93/2020/NĐ-CP thì liên thông thư viện phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và tổ chức, cá nhân cho hoạt động thư viện.

- Đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện của người sử dụng.

- Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hợp tác có thỏa thuận và có sự phân công, phối hợp giữa các thư viện.

- Chia sẻ, liên kết các cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện Điều 8 Luật Thư viện 2019, cụ thể như sau:

(1) Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.

(2) Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(3) Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.

(4) Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(5) Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.

(6) Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.

Liên thông thư viện Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Liên thông thư viện
Thư viện Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Thư viện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thư viện được tổ chức các hoạt động nào?
Pháp luật
Có các loại thư viện nào theo quy định hiện nay? Các loại thư viện này được tổ chức theo mô hình gì?
Pháp luật
Liên thông thư viện có được thực hiện theo phương thức liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin hay không?
Pháp luật
Trong hoạt động thư viện phải bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của người sử dụng thư viện?
Pháp luật
Việc bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện đối với tài nguyên thông tin số phải thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện hay không?
Pháp luật
Thủ tục thông báo giải thể thư viện cấp xã, thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập ra sao?
Pháp luật
Mẫu Thông báo thành lập thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam là mẫu nào? Hồ sơ đính kèm Thông báo?
Pháp luật
Các khía cạnh của tác động thư viện gồm những tác động nào? Tác động thư viện được chia thành các phạm vi như thế nào?
Pháp luật
Có được liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông không cùng một địa bàn tỉnh hay không?
Pháp luật
Việc quản lý thư viện của trường phổ thông có nhiều cấp học cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Và tiêu chuẩn gì về hoạt động thư viện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Liên thông thư viện
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
562 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên thông thư viện Thư viện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên thông thư viện Xem toàn bộ văn bản về Thư viện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào