Lập nhóm báo chốt giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? Chốt giao thông thường được lập ở những điểm nào?
Chốt giao thông thường được lập ở những điểm nào?
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA về việc Cảnh sát giao thông được tuần tra kiểm soát công khai như sau:
Tuần tra, kiểm soát công khai
1. Tuần tra, kiểm soát cơ động
Cán bộ Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
2. Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định;
b) Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ;
c) Khi tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
...
Như vậy, cảnh sát giao thông được tổ chức tuần tra, kiểm soát cơ động hay tại trạm, điểm, nhưng phải theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, chốt giao thông được hiểu là những điểm kiểm soát giao thông do Cảnh sát giao thông lập để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Và, các chốt giao thông thường được lập tại các đoạn đường thường xuyên xảy ra vi phạm hoặc các khu vực có giao thông phức tạp để kịp thời giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông.
Ngoài ra, nếu chốt tại một điểm trên đường giao thông thì cảnh sát giao thông cần lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Lập nhóm báo chốt giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? Chốt giao thông thường được lập ở những điểm nào? (Hình từ Internet)
Lập nhóm báo chốt giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
...
Và theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, đối với hành vi lập nhóm báo chốt giao thông đang làm nhiệm vụ có thể bị xử phạt đối với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
05 Yêu cầu đối với cán bộ Cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm là gì?
05 Yêu cầu đối với cán bộ Cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm được quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2023/TT-BCA gồm:
(1) Thực hiện đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ; pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
(3) Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật phải có lễ tiết, tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
(4) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
(5) Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?